Trước khi đi làm rõ vấn đề: Tù nhân lương tâm có lương tâm hay không? Chúng ta cần phải hiểu rõ được “Tù nhân lương tâm” là gì? và lương tâm là gì?
“Tù nhân lương tâm” là cách gọi của một bộ phận số ít người dân (những người đi theo con đường riêng - con đường chống lại lợi ích của quốc gia, dân tộc, con đường đi ngược lại lợi ích và sự mong muốn của đại đa số người dân Việt Nam) dành cho những người cùng “chí hướng” với họ sau khi những người này bị các ngành chức năng bắt giữ, công khai các hoạt động vi phạm pháp luật, đưa ra xét xử và phạt tù theo quy định của pháp luật Việt Nam. “Tù nhân lương tâm” như là cách mà họ tự an ủi chính bản thân mình, an ủi những người cùng “tư tưởng” với họ, để từ đó, họ cảm thấy bản thân bớt sai lầm khi lún sâu vào con đường tội lỗi của chính mình!
Còn lương tâm được hiểu là năng lực mang tính tự giác của con người tự giám sát bản thân, tự đề ra cho mình nghĩa vụ đạo đức phải hoàn thành, tự đánh giá hành vi của mình. Nói rộng ra, lương tâm là ý thức chủ quan của cá nhân về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với xã hội, được coi như là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với bản thân. Lương tâm theo Khổng Tử là đạo đức. Khổng Tử nói: “Lập đạo của trời nói âm và dương, lập đạo của đất nói nhu và cương, lập đạo của người nói nhân và nghĩa”. Tất cả các tính khác của con người đều do nhân và nghĩa mà nên, cũng như vạn vật, vạn việc trên trời dưới đất do âm dương, nhu cương tạo tạo thành vậy, con người bất nhân là ác, bất nghĩa là bạc, chính vì lẽ đó con người muốn được coi là “nhân” thì phải có nhân, nghĩa là phải có lương tâm. Lương tâm là kết quả của quá trình sống chứ không phải bẩm sinh. Lương tâm luôn đi với con người trong suốt quá trình hành động.
Vậy những người được gọi với danh nghĩa là “tù nhân lương tâm” ở họ thực sự có cái tồn tại gọi là lương tâm hay không?
Qua tìm hiểu, được biết gần như hầu hết những người được phong là “tù nhân lương tâm” đều từng trải qua cuộc sống khó khăn, cơ cực, thiếu trước hụt sau,... nhưng bản thân lại lười lao động, muốn kiếm tiền nhưng lại không thích làm bỏ công sức lao động như bao người khác nên chọn cách kiếm tiền từ việc thực hiện hoạt động chống đối theo yêu cầu từ các đối tượng chống Việt Nam. Ngoài ra, có một bộ phận khác bén duyên với hoạt động này do có những sai phạm, thiếu sót bị xử lý nên quay ra “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tự bất mãn trong suy nghĩ và nhận thức và dẫn đến tiến hành các hoạt động chống phá.
Qua tìm hiểu từ một cá nhân (xin được giấu tên) có thâm niên được biết, tại Việt Nam hiện nay, hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước được xem như là một công việc, một nghề để kiếm tiền của đại đa số thành phần bất hảo. Thu nhập của một người trong nghề này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: Đối tượng chi trả thù lao có đủ năng lực về tài chính hay không? có được sự giúp đỡ, hậu thuẫn từ tổ chức cá nhân nào không? Hoạt động chống phá của các cá nhân có diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt và đúng theo yêu cầu của đối tượng chi trả hay không?,... Còn về danh xưng “tù nhân lương tâm”, người này cũng cho biết: Đây được xem như là thước đo của sự “đẳng cấp” đối với nghề này, nôm na có thể hiểu như sau đối với một ngôi sao hoạt động trong ngành giải trí Việt Nam, những người có danh xưng diva, nữ hoàng giải trí, ông hoàng nhạc Việt,... thì mức thù lao họ nhận được sẽ cao hơn rất nhiều so với những người nghệ sĩ hoạt động cùng lĩnh vực. Trong nghề này cũng vậy, một người nhận được danh xưng “tù nhân lương tâm” tức là người đó đã từng bị phạt tù vì các tội danh chống phá Nhà nước Việt Nam, thì mức thù lao mà các tổ chức, cá nhân hậu thuẫn bên ngoài chi trả cho họ sẽ cao hơn so với những người cùng hoạt động chống phá khác như “dân oan”,... Ngoài mức thù lao cao, những người này có thể nhận được những chế độ ưu đãi kèm theo như được kêu gọi trả tự do, được nhận các danh hiệu, giải thưởng về “Nhân quyền”,…; thậm chí được bảo hộ đi nước ngoài định cư. Tuy nghề này mang lại những lợi ích là vậy, nhưng theo người này cho biết: Thực sự mà nói nhiều người chọn nghề chỉ vì miếng cơm manh áo, vì sự sai lầm, đã phóng lao nên đành phải theo lao, thực sự đại đa số những người khi vào nghề rồi thì cảm thấy hối hận lắm! Nhiều người khi bén duyên với nghề bị gia đình, người thân, bạn bè, xã hội lên án, xa lánh! Họ cũng nhận thức được bản thân đang sai, đang khi đi ngược lại cái chung, ngược lại với xã hội. Những lúc như vậy họ cũng chạnh lòng lắm nhưng một khi đã làm quá nhiều rồi thì khó quay lại được?
Sau lần đó, tôi đã có cái nhìn rõ hơn về nghề này, hiểu hơn về danh xưng “tù nhân lương tâm”. Và bây giờ, nếu có ai đó hỏi tôi rằng: “Những tù nhân lương tâm họ thực sự có lương tâm hay không?” Tôi xin trả lời rằng: “Họ cũng ĐÃ TỪNG có lương tâm!
Quang Đại
0 nhận xét:
Đăng nhận xét