- Thời gian qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có công bố Báo cáo về nhân quyền năm 2022, đưa ra nhận định, đánh giá về tình hình dân chủ, nhân quyền của các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Báo cáo cho rằng “Một số quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam đã vi phạm nhân quyền có hệ thống”. Việc Chính phủ Việt Nam đang hạn chế quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và khả năng tiếp cận sách tôn giáo đối với phạm nhân trong nhà tù là thiếu khách quan, chưa chính xác. Bởi thực tế, những nguồn thông tin này, báo cáo đều không đưa ra bằng chứng xác thực mà chỉ thông qua kênh trung gian từ các tổ chức, cá nhân có quan điểm, tư tưởng định kiến, sai lệch với Việt Nam.
- Ví dụ như: phạm nhân Nguyễn Bắc Truyển thụ án 11 năm tù giam về hành vi “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, thành viên cốt cán của tổ chức “Hội anh em dân chủ” do Nguyễn Văn Đài cầm đầu với nhiều hoạt động tuyên truyền, chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; liên hệ với các tổ chức, cá nhân nước ngoài vận động ủng hộ tài trợ kinh phí cho hoạt động của hội, lợi dụng các sự kiện chính trị, sự kiện nhạy cảm trong nước để kích động người dân phản đối chính quyền. Trong Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra “trường hợp giám thị đã từ chối yêu cầu của phạm nhân Nguyễn Bắc Truyển về tiếp cận các văn bản gốc của đạo Hòa Hảo, thay vào đó là cung cấp văn bản đã được chỉnh sửa bởi nhóm Phật giáo Hòa Hảo do nhà nước tài trợ”…
- Để khẳng định chính sách nhất quán của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về việc tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đối với người phạm tội, góp phần thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, tạo mọi điều kiện cho phạm nhân không theo hoặc theo tôn giáo, thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mình. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 quy định “Người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo” và Luật Thi hành án hình sự năm 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020 quy định “Phạm nhân được sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật”.
- Do đó, việc lấy ý kiến của phạm nhân Nguyễn Bắc Truyển để suy luận, đánh giá về việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đối với phạm nhân của Việt Nam là thiếu khách quan, không khoa học.
- Từ sau khi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực thi hành: Bộ Công an đã chỉ đạo Cục An ninh nội địa tiếp tục phối hợp Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở bắt buộc, trường giáo dưỡng xây dựng quy định về việc sử dụng kinh sách, ấn phẩm tôn giáo tại các cơ sở giam giữ; chỉ đạo các trại giam ban hành nội quy, hướng dẫn cụ thể, tạo điều kiện cho các phạm nhân được sử dụng kinh sách, ấn phẩm tôn giáo trong quá trình chấp hành án sao cho phù hợp với điều kiện thực tế, số lượng tín đồ của từng trại giam và đặc điểm từng tôn giáo. Bên cạnh đó, kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thực hiện để tham mưu lãnh đạo Bộ Công an phối hợp Bộ Nội vụ tiếp tục xây dựng, hoàn thiện dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, đã tạo được sự đồng tình, ủng hộ trong dư luận chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo ở cả trong và ngoài nước đối với quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, thậm chí, một số tổ chức tôn giáo đã bày tỏ mong muốn được cung cấp kinh sách cho Bộ Công an để các phạm nhân được sử dụng tại trại giam; tạo ảnh hưởng sâu rộng toàn diện, tác động tâm lý đại bộ phận chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo phấn khởi, yên tâm, tin tưởng với sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của Nhà nước nói chung và việc thực thi các quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Về bảo đảm quyền con người
- Lợi dụng Báo cáo nhân quyền thường niên năm 2022 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tổ chức phản động Việt Tân tiếp tục xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam “Chính phủ Việt Nam không cho phép các tổ chức nhân quyền trong nước được thành lập và hoạt động. Nhà cầm quyền thường khẳng định việc vận động cho nhân quyền và dân chủ là hành động chống lại đảng và Nhà nước Cộng sản này”. Đây là luận điệu phiến diện, xuyên tạc, đưa ra với mục đích xấu nhằm phủ định những thành quả về nhân quyền mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã đạt được, kích động gây bất ổn xã hội ở Việt Nam.
- Chúng còn cáo buộc Việt Nam vi phạm nhân quyền trong các lĩnh vực khác như bắt và giam giữ tùy tiện; tù nhân chính trị; sự độc lập của tư pháp, chúng tự vẽ ra các con số “chính quyền đã bắt giữ ít nhất 173 người hoạt động chính trị hoặc nhân quyền, trong đó có 24 người đang bị tạm giam chờ xét xử, có 19 người bị bắt giữ và 26 người khác bị kết án vì thực thi các quyền. Điển hình như việc những ngày qua trên trang Facebook của tổ chức khủng bố Việt Tân liên tục đăng tải các bài viết về nhân quyền ở Việt Nam và đòi thả tự do cho các đối tượng như Trương Văn Dũng, Lê Đình Lượng, Phạm Đoan Trang,… những kẻ mà chúng tự phong là “nhà hoạt động nhân quyền”.
- Đảng và Nhà nước ta luôn xác định việc thực thi quyền con người là một trong những mục tiêu quan trọng đã được thể hiện rất rõ trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cụ thể tại Điều 3, Hiến pháp 2013 quy định “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.
- Trên cơ sở Hiến pháp, các quy định về quyền con người tiếp tục được quy định cụ thể trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành như Luật Tín ngưỡng Tôn giáo năm 2016, Luật An ninh mạng năm 2018, Luật Báo chí năm 2016…
- Ngày 11/10/2022, tại Trụ sở Liên Hợp quốc, Việt Nam đã trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2023-2025 với 14 quốc gia thành viên. Đây là sự kiện chính trị, ngoại giao quan trọng khẳng định vị thế Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao trên trường quốc tế, là sự ghi nhận của thế giới đối với Việt Nam trong nỗ lực đảm bảo quyền con người.
- Hiến pháp Việt Nam năm 2013 có riêng một chương gồm 36 điều chế định trực tiếp và quy định rõ ràng các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Từ đó đến nay, Việt Nam đã bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành mới hơn 100 văn bản luật, pháp lệnh liên quan bảo đảm quyền con người, quyền công dân, trong đó có một số đạo luật quan trọng như Bộ luật Hình sự 2015, Bộ luật Dân sự 2015, Luật Trưng cầu ý dân 2015, Luật Trẻ em 2016, Luật Trợ giúp pháp lý 2017, Luật An ninh mạng 2018, Bộ luật Lao động sửa đổi 2019…
- Bên cạnh đó, việc bảo đảm các quyền con người của Việt Nam được thực hiện phù hợp với các chuẩn mực quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Việt Nam hiện là thành viên của 07/09 công ước quốc tế quan trọng về quyền con người; trong đó, có Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, Công ước về quyền của người khuyết tật và Công ước chống tra tấn. Đặc biệt, Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
- Không chỉ riêng Việt Nam mà ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, quyền của mỗi công dân phải gắn liền với trách nhiệm, nghĩa vụ với đất nước, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, người nào vi phạm pháp luật cũng sẽ bị xử lý nghiêm. Thực tế khách quan đã chứng minh không có việc Việt Nam vi phạm nhân quyền thông qua các hoạt động tố tụng. Ở Việt Nam không có khái niệm, danh xưng nào gọi những đối tượng vi phạm pháp luật là những nhà “hoạt động nhân quyền”,“bất đồng chính kiến” hay “tù nhân lương tâm”, “tù nhân chính trị” như những luận điệu mà các tổ chức chống phá đưa ra. “Báo cáo nhân quyền” mà các tổ chức lấy danh về nhân quyền đưa ra hằng năm nhằm cáo buộc tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam là dựa trên những thông tin thu thập theo kiểu cóp nhặt, phiến diện, xuyên tạc có chủ đích theo một chiều, không phản ánh đúng hiện thực khách quan. Do đó, những luận điệu của các cá nhân, tổ chức thù địch, thiếu thiện chí lấy cớ nhân quyền để quy chụp, chống phá Việt Nam chỉ là những luận điệu lạc lõng./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét