Thứ Năm, 13 tháng 5, 2021

Nhận diện đặc điểm các loại “tà đạo” ở nước ta hiện nay

Tà đạo là hoạt động mang hình thức tín ngưỡng, tôn giáo của cá nhân hay nhóm người trái pháp luật, xâm phạm an ninh trật tự, trái với thuần phong mỹ tục, xuyên tạc lịch sử, phá hoại khối đoàn kết dân tộc và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tà đạo là một tôn giáo mới tự phát hình thành từ một cá nhân trong tôn giáo truyền thống nhưng có khuynh hướng ly khai hoặc chống lại chính giáo. Ngoài ra, dưới góc độ chính trị - xã hội, dùng để chỉ một tôn giáo tuy được hình thành bắt nguồn từ một số quan niệm của tôn giáo truyền thống nhưng có khuynh hướng cực đoan, chống lại xã hội hiện thực, thể hiện ở giáo thuyết hoang đường, tạo cho tín đồ tâm lý bức bách, dẫn đến hành động cực đoan, thực hành lối sống vô nhân đạo, phi truyền thống. Mục đích hoạt động của tà đạo là vì lợi ích của giáo chủ, giả mạo, tự xưng là thần linh để quy tụ tín đồ nhằm thu góp tiền bạc hoặc công kích xã hội đương thời và chính phủ, lấy đó để kích động sự chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, mê hoặc lòng người, lôi kéo quần chúng gây rối trật tự an ninh xã hội; công kích, nói xấu các tôn giáo chính thố́ng. Giáo lý và giáo luật của các tà đạo thường ngụy tạo, trái với thuần phong mỹ tục, phản văn hóa. Thực hành các giáo luật trái với lẽ tự nhiên vi phạm pháp luật, nghi lễ của các tà đạo mang nặng yếu tố phản văn hóa, mê muội, cuồng tín, ca ngợi chủ nghĩa thần bí, phản khoa học; tuyên truyền mê tín dị đoan, chà đạp phụ nữ, huỷ hoại sức khoẻ con người, phá hoại hạnh phúc gia đình và ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội. Phương thức hoạt động của các tà đạo chủ yếu là bí mật, lẩn tránh sự quản lý của nhà nước, lợi dụng những sơ hở của pháp luật, sơ hở trong công tác quản lý của chính quyền để tuyên truyền phát triển đạo. Chúng thường lợi dụng những địa bàn vùng sâu, vùng xa, những cộng đồng người có hoàn cảnh khó khăn để dụ dỗ, lừa bịp, lôi kéo, khống chế người vào đạo.
Ở Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền con người, quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp quy định và luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, ban hành nhiều chính sách để công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện. Tuy nhiên, thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nhóm bất hợp pháp lợi dụng danh nghĩa tôn giáo hoặc lợi dụng những yếu tố tín ngưỡng, tâm linh để hoạt động như: Long Hoa Di Lặc, Thanh Hải Vô thượng sư, tà đạo Hà Mòn, Dương Văn Mình, Hội Thánh Đức Chúa Trời…Thời gian qua, hoạt động của các “tà đạo” đã tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị và trật tự an toàn xã hội. Trong đó, đáng chú ý hoạt động của tà đạo Thanh Hải Vô thượng sư, Pháp môn diệu âm, tà đạo Hà Mòn… trái phong tục tập quán truyền thống của dân tộc; tuyên truyền mê tín dị đoan; xâm hại đến tính mạng, sức khỏe; khống chế, lừa gạt người dân để trục lợi; gây mất đoàn kết trong cộng đồng dân tộc, giữa các tôn giáo, gia đình ly tán; một số “tà đạo” bị các thế lực thù địch, phản động lợi dụng kích động hoạt động chống chính quyền nhân dân (tà đạo Hà Mòn); thuyết giảng “kinh sách” có nội dung phê phán, kích động, phản ứng những bức xúc của xã hội. Điển hình như vụ án giết người đổ bê tông phi tang xác ở Bầu Bàng, tỉnh Bình Dương làm dư luận bàng hoàng, rúng động bởi hành vi tội ác cực kỳ man rợ, do những người được cho là “chân yếu tay mềm” thực hiện. Nguyên nhân gây án cơ quan điều tra xác định do nhóm đối tượng này tham gia một thứ tà đạo có nguồn gốc từ nước ngoài, hoạt động trái phép ở Việt Nam, khi thấy 2 “đồng môn” bị “quỷ nhập hồn” các đối tượng đã ra tay sát hại...
Các tà đạo có một điểm giống nhau là không có giáo luật, vay mượn, bóp méo hoặc xuyên tạc giáo lý tôn giáo khác, đối tượng chúng lôi kéo là những người đang có khúc mắc, trắc trở về tình duyên, hôn nhân;khó khăn, ốm đau, bệnh tật, người đang gặp cảnh bi quan, chán nản trong cuộc sống. Cách tuyên truyền của các nhóm này cũng rất tinh vi, “rót mật” vào tai người nghe theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”.
Pháp luật nước ta tôn trọng, bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận, hoạt động phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của người Việt Nam được tạo điều kiện thuận lợi để hành đạo. Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng tôn giáo xâm phạm an ninh trật tự, trục lợi, xâm hại đạo đức xã hội, đi ngược đạo lý và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hoạt động của các tà đạo đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội, lôi kéo một bộ phận người dân tin vào những điều hoang đường, mê tín dị đoan, gây hoang mang, bất ổn trong xã hội; chia rễ khối đại đoàn kết dân tộc. Nghiêm trọng hơn, những người tham gia tà đạo dễ bị kích động, trở nên cuồng tín, hành xử vô đạo đức, thậm chí có thể gây tội ác không ghê tay. Để ngăn chặn sự phát sinh, phát triển của tà đạo mỗi cá nhân cần đề cao cảnh giác, thực hiện lối sống lành mạnh, tuân thủ pháp luật, tỉnh táo trước những thủ đoạn lôi kéo của tà đạo để không đẩy mình tới hành vi tiêu cực, đi ngược lợi ích chính đáng của bản thân và lợi ích cộng đồng. Chỉ có như vậy, các loại tà đạo, dị giáo mới không thể phá hoại, không có chỗ để tồn tại trong cuộc sống.
L.H

0 nhận xét:

Đăng nhận xét