Thứ Hai, 8 tháng 2, 2021

Thấy gì qua những cuộc đảo chính

Đảo chính là việc lật đổ một chính phủ dùng biện pháp không theo hiến pháp thường là thay đổi những viên chức cấp cao. Đảo chính hiện hành khi mà chính quyền bị lật đổ không còn nhận được sự ủng hộ của những lực lượng tham gia đảo chính và một cuộc đảo chính có thể dùng bạo lực hay không bạo lực.
Những cuộc đảo chính trên thế giới:
Myanmar: Ngày 01/02/2021, quân đội Myanmar đã tiến hành bắt giữ nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi cùng nhiều quan chức, viện dẫn lý do kết quả bầu cử với phần thắng thuộc về đảng NLD của bà Suu Kyi là gian lận. Quân đội cũng trao quyền điều hành đất nước cho Tướng Min Aung Hlaing, và áp đặt tình trạng khẩn cấp trong một năm. Cuộc đảo chính của quân đội Myanmar làm dấy lên làn sóng phẫn nộ không chỉ trong cộng đồng quốc tế, mà còn trong đông đảo người dân Myanmar.
Ai Cập: Quân đội Ai Cập 03/7/2013 đã thực hiện một cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Mohamed Morsi sau khi tối hậu thư 48 giờ kết thúc. Tổng thống Mohamed Morsi bị phế truất sau cuộc bạo loạn kéo dài hàng tuần với sự tham gia của hàng triệu người biểu tình.
Thái Lan: Cuộc đảo chính xảy ra vào ngày 19/9/2006 khi quân đội Hoàng gia Thái Lan thực hiện lật đổ Chính phủ của Thủ tướng Thaksin Shinawatra. Vụ đảo chính xảy ra sau một năm khủng hoảng chính trị liên quan đến ông Thaksin là các lực lượng đối lập. Vụ việc xảy ra chưa đầy một tháng trước bầu cử Quốc hội toàn quốc. Phe quân sự đảo chính đã hủy bỏ cuộc bầu cử theo dự tính này. Tướng Surayud Chulanont sau đó làm Thủ tướng Thái Lan ngày 1/10/2006 đến 29/1/2008.
Pakistan: Ngày 12/10/1999 lực lượng quân đội nước này đe dọa giành quyền kiểm soát đất nước. Tổng Tư lệnh Bộ tham mưu của quân đội Pakistan, tướng Pervez Musharraf đã lật đổ chính quyền của Thủ tướng Nawaz Sharif.
Mali: Sự cố Mali 2012 là cuộc đảo chính quân sự do các binh sĩ phản loạn ở Mali tiến hành vào ngày 21/3/2012. Cuộc binh biến nhằm chống đối cách Chính phủ xử lý phong trào nổi dậy của người Tuareg đã chuyển thành âm mưu đảo chính khi các binh sĩ chiếm giữ đài truyền hình của Chính phủ và tấn công dinh tổng thống. Nguyên nhân đảo chính do Chính phủ không cung cấp đủ vũ khí và nguồn lực để quân đội đối phó trước phiến quân Tuareg và các tổ chức Hồi giáo cực đoan ở miền Bắc.
Honduras: Ngày 28/6/2009, quân đội lật đổ Tổng thống Manuel Zelya của Honduras và trục xuất ông này tới Costa Rico. Manuel Zelaya giữ chức Tổng thống Hunduras từ năm 2006 đến 2009 cho đến khi bị phế truất trong cuộc khủng hoảng chính trị Honduras ngày 28/6/2009. Cố gắng của Zelaya trong việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp đã gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị và dẫn đến ông bị quân đội lật đổ.
Bangladesh: Cuộc đảo chính xảy ra vào ngày 15/8/1975 khi Tổng thống Sheikh Muibur Rehman bị ám sát và cả gia đình ông trốn sang Đức. Đứng đầu cuộc đảo chính này là Syed Faruque Rahman, một tướng lĩnh trong quân đội. Sau đó, ông này đưa Khondaker Mushtaque Ahmed làm tổng thống Bangladesh.
Argentina: Ngày 24/3/1976, quân đội đảo chính lật đổ Tổng thống Isabel Perón. Bà Isabel Perón lên thay chồng là Tổng thống Juan Domingo Perón khi ông qua đời ngày 1/7/1974. Bà Isabel Perón sau khi lên nắm quyền tỏ rõ sự bất lực trong việc giải quyết tình hình chính trị xã hội phức tạp trong nước. Sau cuộc đảo chính này ông Jorge Rafael Videla lên nắm quyền Tổng thống Argentina từ ngày 29/3/1976 đến 29/3/1981.
Chile: Cuộc đảo chính xảy ra vào ngày 1/9/1973. Chính phủ của Tổng thống Salvador Allende bị quân đội lật đổ sau một thời gian dài bất ổn. Ông Pinochet sau đó là người kế nhiệm của ông Salvador Allende. Ông Pinochet làm Tổng thống Chile từ 17/12/1974 đến 11/3/1990.
Qua những cuộc đảo chính quân sự nói trên cho thấy, ở Việt Nam các thế lực thù địch cũng luôn tìm cách công kích, phủ nhận nguyên tắc “Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt” đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; đề nghị “bỏ quy định lực lượng vũ trang phải tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam” (Điều 65, Chương IV) Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Đi cùng với phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang; đòi “phi chính trị hóa” quân đội và công an. Đây là sự chống phá cực kỳ nguy hiểm và trên thực tế, các thế lực thù địch đã và đang đẩy mạnh xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác quốc phòng, an ninh, về xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân. Chúng ra sức xuyên tạc, bôi nhọ bản chất làm giảm lòng tin của nhân dân đối với quân đội và công an.
Do đó, để phòng chống khuynh hướng “phi chính trị hóa lực lượng vũ trang”, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống “tự diễn biến” trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, cần tập trung vào các giải pháp chủ yếu sau:
Thứ nhất, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vừa là nguyên tắc cơ bản vừa là quy luật cơ bản trong việc xây dựng Quân đội, Công an kiểu mới của dân, do dân, vì dân.
Thứ hai, tăng cường đấu tranh phòng chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch hòng làm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân “tự diễn biến” theo khuynh hướng “phi chính trị hóa”. Đẩy mạnh xây dựng Quân đội, Công an vững mạnh về chính trị, làm cơ sở nền tảng để xây dựng vững mạnh toàn diện, để Quân đội, Công an không đi chệch mục tiêu chiến đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân.
Thứ ba, tăng cường xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vững mạnh về chính trị, củng cố và tăng cường bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, chăm lo xây dựng Quân đội, Công an, củng cố và tăng cường sức mạnh đoàn kết quân dân, góp phần giữ gìn và phát huy hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ, người Công an cách mạng trong xã hội, trong nhân dân.
Thứ tư, thường xuyên đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, chiến sỹ Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, tạo những chuyển biến tích cực trong đời sống văn hóa tinh thần, khắc phục các biểu hiện tiêu cực trong đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, chiến sỹ, góp phần phát huy những phẩm chất tốt đẹp của Bộ đội Cụ Hồ, người Công an cách mạng trong tình hình mới.
L.H

0 nhận xét:

Đăng nhận xét