Chủ Nhật, 1 tháng 8, 2021

BÁO CÁO NHÂN QUYỀN NĂM 2020 NÓI GÌ VỀ VIỆT NAM

Ngày 30/3/2021, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố Báo cáo nhân quyền năm 2020 của Cơ quan Đối ngoại EU (EEAS). Đây là báo cáo lần thứ 45 của EEAS về tình trạng nhân quyền của gần 200 quốc gia là thành viên Liên hiệp quốc. Báo cáo sẽ được gửi đến Quốc hội Mỹ để xem xét quốc gia nào đủ điều kiện nhận tài trợ của Mỹ theo Luật Trợ giúp nước ngoài 1961, Luật Thương mại 1974. 43 là số trang mà EEAS đánh giá tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Theo đó, quốc gia có số trang nhiều sẽ bị đánh giá có nhiều vấn đề. Trong Báo cáo 2020, quốc gia có số trang nhiều nhất là 79, quốc gia có số trang ít nhất là 23, như vậy Việt Nam có khá nhiều vấn đề về nhân quyền như báo cáo đã đánh giá?
Báo cáo Nhân quyền năm 2020 cáo buộc Việt Nam “là một nhà nước độc tài do một đảng duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam - cầm quyền”, vu cáo Việt Nam “việc tước đoạt sinh mạng trái luật hoặc tùy tiện của chính quyền; tra tấn bởi các nhân viên chính phủ; bắt và giam giữ người tùy tiện của chính quyền; tù nhân chính trị; những vấn đề lớn về tính độc lập của tư pháp; sự can thiệp tùy tiện hoặc trái luật vào đời sống riêng tư; hạn chế nghiêm trọng tự do biểu đạt, tự do báo chí, tự do Internet, bao gồm bắt và truy tố tùy tiện những người chỉ trích chính quyền, kiểm duyệt, đóng các trang mạng, ra các luật về hành vi phỉ báng mang tính chất hình sự;…”.
Trước những cáo buộc trên ngày 24/6/2021, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhận định: “Chúng tôi ghi nhận những đánh giá về thành tựu của Việt Nam trong bảo vệ quyền lao động, chống lao động trẻ em và thúc đẩy bình đẳng giới trong Báo cáo về tình hình nhân quyền thế giới năm 2020 của Cơ quan Đối ngoại EU. Rất tiếc báo cáo vẫn còn một số nội dung chưa khách quan dựa trên những thông tin không phản ánh đúng thực tế tại Việt Nam”. Ngoài ra, báo Nhân dân cũng đăng tải bài viết “Cần khách quan, công tâm khi đánh giá nhân quyền ở Việt Nam” của luật sư Hoàng Duy Hùng - Người Mỹ gốc Việt, bình luận về báo cáo này từ góc độ của một công dân Mỹ. Những lập luận của ông cho rằng bản báo cáo vẫn dựa trên một số mặc định sai lầm và thông tin thiếu chính xác,… nên thiếu khách quan, thiếu công tâm khi đánh giá tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Cụ thể:
Một là, Báo cáo 2020 của Việt Nam có khá nhiều nội dung dựa trên tài liệu của Theo dõi nhân quyền (HRW) và được Ân xá quốc tế (AI), Nhà Tự do (FH) nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Điều đáng nói là hoạt động của HRW, AI, FH chủ yếu được tài trợ bởi Quốc hội Mỹ, nhận tài trợ rồi thì họ phải “ăn cơm chúa múa tối ngày”, nên thực sự khách quan, toàn diện sẽ không bao giờ có được.
Hai là, Báo cáo 2020 lặp lại mệnh đề của các năm trước cho rằng “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam một nhà nước độc tài do một đảng duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam - cầm quyền”. Ông cho rằng với một báo cáo ngay từ đầu đã mặc định như vậy thì nhận định sau đó không thể khách quan. Bởi từ góc nhìn “độc tài”, tất yếu sẽ cho rằng “độc tài là đàn áp nhân quyền để giữ quyền cai trị độc tôn”, nhìn nhận, đánh giá sẽ lệch lạc, nhiều nhận định dựa theo tin tức bịa đặt.
Ba là, ông Hùng cho rằng báo cáo nhấn mạnh nhiều điều không có trên thực tế, chẳng hạn như cho rằng Việt Nam “cấm truy cập trực tiếp vào internet thông qua các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài và yêu cầu họ hỗ trợ kỹ thuật, không gian làm việc để nhân viên an ninh có thể giám sát hoạt động của internet. Từ lâu Bộ Công an đã yêu cầu các đại lý internet, bao gồm cả các quán cà-phê internet, đăng ký thông tin cá nhân khách hàng, lưu trữ hồ sơ các trang web mà khách hàng truy cập và tham gia các cuộc điều tra của chính phủ về hoạt động trực tuyến. Các quán cà-phê internet tiếp tục cài đặt, sử dụng phần mềm được chính phủ phê duyệt nhằm theo dõi hoạt động trực tuyến của khách hàng”. Nếu nhìn nhận khách quan, toàn diện thì không thể nhận định như vậy. Chỉ cần đọc các bài báo của các chuyên gia về sự phát triển internet và mạng xã hội ở Việt Nam, tìm hiểu ý kiến dư luận, nhất là du khách, sẽ thấy tự do internet ở Việt Nam là hoàn toàn khác biệt với nhận định của Báo cáo 2020. Năm 2019, ông Hùng về Việt Nam và nhiều lần sử dụng internet tại nơi công cộng và thực tế nhận thấy rất thoải mái, không phải đăng ký thông tin cá nhân, không bị giám sát. Cũng không thể coi việc Việt Nam sử dụng internet để phục vụ công tác phòng, chống đại dịch Covid-19 là vi phạm nhân quyền, mà đó chính là vì nhân quyền, vì tính mạng con người. Chính vì thế trên thực tế mọi người dân đều tự giác hợp tác chặt chẽ với chính phủ để tạo nên sự đoàn kết, thống nhất đánh bại “kẻ thù vô hình” hết sức nguy hiểm là Covid-19.
Bốn là, ông Hùng đưa ra hàng loạt luận cứ phản bác nội dung Báo cáo 2020 như: (1) Việt Nam yêu cầu Facebook, Google xóa tài khoản giả và thông tin độc hại, trong đó có thông tin bịa chuyện để đánh phá nhà nước Việt Nam là vi phạm nhân quyền. Ông cho rằng nhận định này là nghịch lý, trớ trêu nếu so với việc chính cựu Tổng thống Mỹ D.Trump đã từng nhiều lần lên án tin giả mà ông gọi là “fake news” và xác định phải tiêu diệt; (2) Việt Nam đã ngược đãi tù nhân, nhất là tù nhân chính trị, gây khó dễ, không được thăm nuôi, hoặc họ bị thiếu ăn uống và điều trị y tế nên nhiều người đã chết hay lâm vào cảnh nguy kịch. Lạ thật, thiếu dinh dưỡng mà có người tù tuyên bố tuyệt thực hơn 70 ngày vẫn lên cân!; (3) Việt Nam xét xử không công bằng, nêu ra các trường hợp như sự kiện ở Đồng Tâm (Hà Nội), vụ án ông Trương Duy Nhất. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là những người soạn thảo Báo cáo 2020 đã đánh tráo khái niệm nhằm đánh đồng vụ án “giết người”, “chống người thi hành công vụ” của ông Lê Đình Kình và “tổ Đồng thuận” với cái gọi “bất đồng chính kiến”. Đối với vụ án Trương Duy Nhất cũng tương tự. Đối tượng này bị xét xử vì có hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” chứ không phải vì “bất đồng chính kiến”. Với những người khoác lên mình “cái áo chính trị” mà vi phạm pháp luật để được coi là “nhà bất đồng chính kiến” thì tư pháp nước nào cũng cần phải xé toạc “cái áo chính trị” đó ra để trả lại công lý cho xã hội, cho nhân dân… Ngoài ra, ông cũng nêu lên vấn đề “không thể cho rằng Việt Nam cần phải áp dụng đa đảng theo kiểu Mỹ thì mới có nhân quyền. Thể chế đơn đảng, dân chủ tập trung ở Việt Nam là đúng đắn, phù hợp với Việt Nam và cần được tôn trọng. Vậy phải chăng Báo cáo 2020 muốn đi ngược lại điều các lãnh đạo nước Mỹ đã nhiều lần cam kết bảo đảm nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau trong quan hệ giữa Mỹ với Việt Nam?”. Việc làm của Bộ ngoại giao, các cơ quan truyền thông, báo chí đã chủ động kịp thời đính chính, đấu tranh với những cáo buộc vô căn cứ, không đúng với tình hình thực tiễn của Việt Nam. Mọi người cần nhận biết, đấu tranh với những luận điệu phản khoa học này.
Thực tiễn đã chứng minh lý luận luôn đúng đắn, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người. Điều này đã được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013, các văn bản pháp luật liên quan và được tôn trọng, triển khai và được khẳng định qua các thành tựu trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, y tế. Đặc biệt từ đầu năm 2020 đến nay, Việt Nam quyết tâm bằng mọi biện pháp bảo vệ tính mạng người dân trước đại dịch Covid-19, chính là một sự khẳng định rõ ràng về thành tựu, chủ trương nhất quán, toàn diện và đúng đắn này. Bên cạnh đó, vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin luôn được đảm bảo và hông một ai không ai bị bắt giữ, xét xử chỉ vì “bày tỏ chính kiến”, “bảo vệ nhân quyền” có chăng là Việt Nam kiên quyết đấu tranh với các hành vi lợi dụng các quyền tự do, dân chủ để vi phạm pháp luật, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân như các quốc gia khác trên thế giới đã thực hiện. Ngoài ra, quá trình điều tra, xét xử và giam giữ được tiến hành theo đúng các quy định của pháp luật; quyền của người bị giam giữ được bảo đảm. Có thể thấy các nỗ lực và thành công đó cũng được cộng đồng quốc tế ghi nhận trong nhiều khuôn khổ song phương và đa phương, như Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
Ngoài ra, từ khi trở thành thành viên chính thức của Liên Hợp Quốc (LHQ), Việt Nam được đánh giá ngày càng chủ động hơn trong việc tham gia các tổ chức của LHQ, điều này tạo điều kiện cho Việt Nam tích lỹ kinh nghiệm, xây dựng các khối liên minh, tìm kiếm sự ủng hộ hoặc lên tiếng trong các vấn đề khác nhau để bảo vệ vị thế của đất nước cũng như vấn đề mà Việt Nam quan tâm trong đó có nhân quyền. Với các vai trò là thành viên Hội đồng nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016, Ủy viên Không thường trực Bảo an LHQ và vị trí chủ tịch ASEAN, năm 2021 Việt Nam tiếp tục tham gia ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025. Có thể thấy đây là những thành tựu mà Việt Nam đã và sắp đạt được, phủ nhận hoàn toàn những cáo buộc về nhân quyền mà Báo cáo nhân quyền 2020 Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố. Lợi dụng tình hình này, các thế lực thù địch đẩy mạnh các hoạt động xuyên tạc, phủ nhận những thành tựu nhân quyền hòng hạ bệ, bôi nhọ Việt Nam không đủ năng lực để ứng cử vào hội đồng nhân quyền LHQ. Chúng ta tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mà phải luôn đề cao cảnh giác, tỉnh táo nhận diện, kiên quyết vạch trần, kịp thời bác bỏ mọi âm mưu của các thế lực thù địch, phản động cố tình lợi dụng dân chủ, nhân quyền nhằm đưa ra những thông tin sai trái, xuyên tạc, tác động tiêu cực dư luận xã hội, phủ nhận nỗ lực hành động vì nhân quyền, vì con người của Đảng, Nhà nước Việt Nam đang thực hiện.
Quang Minh - Tổng hợp

0 nhận xét:

Đăng nhận xét