Thứ Hai, 28 tháng 3, 2022

CẢNH GIÁC TRƯỚC VẤN NẠN “TIN GIẢ” VỀ CHIẾN SỰ TẠI UKRAINE TRÊN CÁC NỀN TẢNG MẠNG XÃ HỘI

Có thể thấy bất kỳ ai sở hữu một chiếc điện thoại có kết nối mạng Internet đều có thể cập nhậttừng phút, từng giờ những thông tin liên quan đến diễn biến xung đột quân sự đang diễn ra giữa Nga - Ukraine.
Trong vài ngày qua, chiến sự giữa Nga và Ukraine đang là chủ đề nóng nhất hiện nay. Ngay sau khi Tổng thống Nga tuyên bố tấn công Ukraine vào ngày 24/2/2022, nhiều vụ tấn công đã được báo cáo ở hàng loạt địa phương của Ukrainetrên các phương tiện truyền thông đại chúng và các nền tảng mạng xã hội được cập nhật tức thời, liên tục. Do nhu cầu về tin tức tăng vọt, nguồn đáng tin cậy lại không có nhiều, nên các tin giả đã lấp đầy các khoảng trống về nhu cầu thông tin vànhận được sự quan tâm rất lớn từ người dân đến từ mọi lứa tuổi trong cả nước và quốc tế. Đặc biệt với sự kết hợp của điện thoại di động, mạng xã hội và liên kết dữ liệu tốc độ cao đã giúp cung cấp những hình ảnh về tình hình chiến sự tại Ukraine một cách nhanh chóng, trực quan cùng số lượng đồ sộ hơn bất kỳ xung đột quân sự lớn nào trước đây trên các nền tảng mạng xã hội, được cập nhật liên tục tới từng phút, từng giây. Cụ thể, khi sử dụng các ứng dụng mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Youtube,… chúng ta không khó để tìm ra các dòng trạng thái, bình luận hay thông điệp cài cắm liên quan tới tình hình xung đột căng thẳng tại Ukraine. Tuy nhiên, trong đó có vô vàn những thông tin giả mạo, chưa qua kiểm chứng, thông tin sai sự thật đã được đăng tải, thậm chí lợi dụng tình hình xung đột giữa Nga và Ukraine để xuyên tạc, chống phá cách mạng Việt Namđược tạo dựng, tán phát từ các cá nhân hay các tổ chức trên mạng xã hội hoạt động trên các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại,... tán phát nhanh chóng trên các trang mạng xã hội.
Có thể lấy thí vụ điển hình như một trong những video có số lượt chia sẽ và bình luận với số lượng lớn là cảnh một binh sĩ, sử dụng điện thoại thông minh, ghi lại cảnh mình và đồng đội đang nhảy dù xuống đăng tải trên mạng xã hội Tiktok, Facebook,.... Nó khiến người ta nghĩ rằng binh sĩ này đang nhảy dù xuống Ukraine trong chiến dịch quân sự đặc biệt mà Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động. Tuy nhiên, qua xác định được biết đoạn video với nội dung tương tự đã được đăng từ tháng 8/2015 bởi một tài khoản Instagram có cùng tên và ảnh đại diện với tài khoản Tiktok; Ví dụ thứ hai là một đoạn thu âm cho thấy cuộc trao đổi của các binh lính Ukraine canh gác "đảo Rắn" - hòn đảo phía nam nước này - với quân đội Nga.Truyền thông Ukraine ban đầu đưa tin rằng các binh sĩ nói trên đã thiệt mạng nhưng sau đó Hải quân nước này đính chính rằng họ vẫn còn sống nhưng đã đầu hàng do hết đạn,…được tán phát rất nhanh trên các trang mạng xã hội nhận được lượng lớn lượt bình luận, thích (like) và chia sẽ (Share) của đông đảo quần chúng khi tham gia mạng xã hội.
Nhìn chung việc tin giả xuất hiện và tốc độ lan truyền tin nhanh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể xuất phát từ (1) âm mưu, thủ đoạn lợi dụng mạng xã hội để chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch trong và ngoài nước;(2) nhằm mục đích trục lợi hoặc quảng bá danh tiếng từ việc "câu like", "câu view" của một số cá nhân, tổ chức và nhận thức, trách nhiệm của người sử dụng mạng xã hội chưa cao trong tiếp nhận và chia sẻ các tin giả;(3) năng lực trong quản lý, phát hiện, ngăn chặn tin giả của các cơ quan chức năng còn hạn chế và các chế tài xử lý với các đối tượng tạo lập và tán phát tin giả còn bất cập...
Đây là hiện tượng rất nguy hiểm không chỉ làm nhiễu loạn thông tin, kích động bạo lực, tạo các trào lưu trái chiều, thậm chí là ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta.Đồng thời, tin giả còngâyảnh hưởng xấu đến đạo đức, lối sống, nhân cách của cá nhân, cộng đồng và văn hóa dân tộc cũng như thái độ, suy nghĩ và quyết định của người dân với nhiều vấn đề của đất nước, làm suy giảm niềm tin của công chúng vào truyền thông của đất nước nói chung và báo chí nói riêng, khiến cho công chúng không xác định được đâu là những nguồn tin đáng tin cậy để tiếp nhận... Đáng lưu ý, trong điều kiện các thế lực thù địch, cơ hội, phản động đang triệt để lợi dụng internet và mạng xã hội để tiến hành “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam, điều này không chỉ làm gia tăng số lượng tin giả mà tính nguy hại của nó cũng tăng lên...
Từ những hiện tượng trên cho thấy, chúng ta phải cảnh giác, tỉnh táo khi tiếp nhận thông tin; nên tìm hiểu thông tin từ các nguồn chính thống, có kiểm chứng, cũng như hạn chế chia sẻ hay lan tỏa các thông tin không nắm rõ được nguồn gốc hay bản chất của vấn đề. Làm như vậy, chúng ta sẽ hạn chế sự bùng phát của tin giả, góp phần vào giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình và sự ổn định chung giữa Nga và Ukraine, cũng như trên toàn thế giới./.
V.H

0 nhận xét:

Đăng nhận xét