Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2023

KHOAN HỒNG CHO PHẠM NHÂN LÀ CHÍNH SÁCH NHÂN ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Ngày 30/8 vừa qua, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng quyết định ân giảm từ hình phạt tử hình xuống tù chung thân cho 11 bị án, như vậy có thể thấy rằng quyết định này thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng, Nhà nước, mở cho các bị án con đường được sống, cải tạo, phục thiện, có cơ hội trở về với gia đình, cộng đồng.
Đây không phải là lần đầu tiên Chủ tịch nước ra quyết định ân giảm án tử hình xuống chung thân cho các bị án. Trong năm 2022, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định giảm án tử hình xuống tù chung thân cho 31 bị án, trong đó có 4 bị án là người nước ngoài. Ân giảm án tử hình là thẩm quyền của Chủ tịch nước giảm hình phạt tử hình theo bản án đã có hiệu lực pháp luật xuống tù chung thân. Việc ân giảm thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước đối với những người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, mở ra cho họ khả năng ăn năn hối cải, được cải tạo, giáo dục trở thành người có ích cho xã hội.
Thế nhưng các thế lực thù địch liên tục công kích, xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước ta trong đợt ân xá cho các tử tù, chúng tìm cách “bới móc” vụ án đặc biệt nghiêm trọng có đối tượng bị kết án tử hình thu hút dư luận quan tâm trong thời gian qua như vụ án Nguyễn Văn Chưởng (Hải Dương); Hồ Duy Hải (Long An) để rêu rao luận điệu cho rằng “vụ án oan vẫn chưa được điều tra lại”, ngông cuồng khẳng định “cả hai đều không nhận tội và kêu oan. Nếu xin ân xá thì chẳng khác nào mặc nhiên thừa nhận mình có tội và xin ân giảm mức hình phạt”, chúng mặc nhiên phỉ báng nền Tư pháp Việt Nam. Thậm chí chúng cho rằng những người có tiếng nói bảo vệ quyền lợi cho các tử tù cũng bị chính quyền “đàn áp, bắt bớ” để vu cáo Việt Nam vi phạm “dân chủ, nhân quyền”, tìm kiếm sự hỗ trợ từ các tổ chức chính trị bên ngoài “can thiệp” gây sức ép yêu cầu Việt Nam trả tự do cho các tù nhân chính trị.
Quan điểm, chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là không ngừng mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền con người. Điều 14 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: Ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Thực tiễn cho thấy, quy định của pháp luật đã bảo đảm đầy đủ các quyền của người dân, không phân biệt công dân nước ngoài hay công dân Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc xem xét đặc xá cho những trường hợp quốc tịch nước ngoài trên cơ sở công bằng, minh bạch cũng giúp cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Chỉ có những kẻ cố tình chống phá, không biết “quay đầu là bờ” mới không được hưởng khoan hồng của pháp luật. Hoàn toàn không có việc Nhà nước Việt Nam cố tình bắt bớ, giam giữ những người “bất đồng chính kiến” như luận điệu xuyên tạc mà các “nhà dân chủ”, những trang mạng chống cộng, thiếu thiện chí với Việt Nam vẫn luôn rêu rao.

Anh Bảy

0 nhận xét:

Đăng nhận xét