Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam chúng ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ, chính sách an ninh xã hội cũng từng bước được nâng cao; về đối ngoại Việt Nam chúng ta luôn đảm bảo chính sách hợp tác hòa bình, hữu nghị và đưa những sáng kiến hợp tác hài hòa. Những năm qua Việt Nam chúng ta đã gia nhập nhiều tổ chức kinh thế giới và khu vực trong đó có thể kể đến là “Tam giác phát triển” Campuchia - Lào - Việt Nam tạo cơ chế hợp tác gắn kết, hiệu quả. Ý tưởng về “Tam giác phát triển này được hình thành tại cuộc gặp giữa Thủ tướng 3 nước Campuchia, Lào, Việt Nam vào tháng 12/1999 tại Vientiane (Lào) và tháng 1/2002 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tại cuộc gặp lần thứ 3 ở Siem Reap (Campuchia, tháng 7/2004), Thủ tướng 3 nước đã thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tam giác ba nước. Đến tháng 11/2004, tại Lào, Tuyên bố Vientiane về việc thiết lập Tam giác phát triển và định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tam giác ba nước đã được phê chuẩn. Mục tiêu phát triển khu vực hướng tới việc khơi dậy và phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, các nguồn nội lực của từng tỉnh trong khu vực vào phát triển nền kinh tế sản xuất hàng hoá. Phạm vi của Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam bao gồm 13 tỉnh là: Ratanakiri, Stung Treng, Mondulkiri và Kratié thuộc miền đông Campuchia; Attapu, Salavan, Sekong và Champasak ở miền nam Lào; Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước ở vùng Tây Nguyên của Việt Nam.
“Tam giác phát triển” theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, là khu vực được hình thành giữa các vùng tiếp giáp giữa một số nước nhằm tận dụng khả năng khai thác các luồng hàng hoá, lao động và vốn bằng cách sử dụng các nhân tố sản xuất bổ sung lẫn nhau. Hiện nay, không chỉ riêng 03 nước Campuchia - Lào - Việt Nam thiết lập “Tam giác phát triển” mà trong khu vực Đông Nam Á, một số tam giác phát triển đã hình thành và đi vào hoạt động, như: Tam giác phát triển Indonesia - Malaysia - Singapore; Indonesia- Malaysia - Thái Lan; vùng lãnh thổ phát triển Brunei – Indonesia- Malaysia- Phillipines…
Thế nhưng những ngày gần đây, lấy lý do trước những chú ý tại Campuchia liên quan Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam. Các thế lực thù địch, bọn chống phá tạo cớ để bình luận xuyên tạc về sáng kiến này của 03 nước, khoét sâu vào mâu thuẫn của 03 nước đối với về sự phát triển kinh tế không đồng đều gây tổn hại đến tài nguyên thiên nhiên để gây chia rẽ tình đoàn kết hữu nghị của nhân dân 03 nước, đi ngược lại lợi ích phát triển kinh tế đối với sáng kiến mà Chính phủ 03 nước đã phê chuẩn tham gia: Các trang/kênh như: BBC Tiếng Việt, RFA (Đài Á Châu tự do)…đưa ra những dẫn chứng vô căn cứ về tổn hại tài nguyên đất đai, rừng phục vụ cho sáng kiến hay phỏng vấn những đối tượng có quan điểm chống đối Chính Phủ Campuchia để lên án vấn đề hợp tác này.
Về vấn đề này, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng và nhấn mạnh ngay từ đầu rằng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, gắn bó và tin cậy giữa ba nước Campuchia, Lào và Việt Nam là “di sản quý báu đối với cả ba dân tộc và có ý nghĩa chiến lược trong sự việc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước và cả ba nước, góp phần vào sự phát triển của cộng đồng ASEAN”, trải qua 25 năm hình thành và phát triển, hợp tác khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam đã giúp thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, giao lưu nhân dân giữa ba nước. Từ đó góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân của cả ba nước và đặc biệt là người dân sinh sống ở khu vực này. Quan điểm nhất quán của Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Campuchia và Lào để tổ chức tốt Hội nghị cấp cao khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 12 năm nay tại Campuchia.
TIẾN CÔNG
0 nhận xét:
Đăng nhận xét