Chuẩn bị đến ngày 21/6 kỷ niệm ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2019),
chúng ta hãy nhìn lại những hoạt động của các nhà báo cách mạng Việt Nam . Hơn 90 năm qua, các nhà báo của chúng ta đã có những đóng góp tích cực cho nền báo chí nước nhà nói riêng, cho nhân dân cả nước Việt Nam nói chung. Những người làm báo ở ViệtNam rất tự hào vì có một nhà báo vĩ đại – Hồ Chí Minh được cả dân tộc kính mến và các nước trên thế giới kính trọng. Những nhà báo có tâm huyết với nghề học ở Người rất nhiều, nhất là những nhà báo trẻ.
chúng ta hãy nhìn lại những hoạt động của các nhà báo cách mạng Việt Nam . Hơn 90 năm qua, các nhà báo của chúng ta đã có những đóng góp tích cực cho nền báo chí nước nhà nói riêng, cho nhân dân cả nước Việt Nam nói chung. Những người làm báo ở Việt
Tuy nhiên trong làng báo hiện nay lại xuất hiện nhiều nhà báo tiêu cực (có thể nói là phản động), họ làm những chuyện “gây rối” xã hội, họ đưa những thông tin sai lệch theo quan điểm cá nhân để phát tán thông tin trên mạng xã hội (facebook), bình luận những nội dung mà một tổ chức hoặc cá nhân nào đó có uy quyền trong xã hội nêu lên để bôi nhọ nói xấu (mặc dù đó chỉ là câu nói gợi ý thôi, chưa quyết định). Đơn cử trong các kỳ hợp Quốc hội thì nhiều vấn đề quan trọng được đưa ra bàn bạc, thảo luận, có những vấn đề được biểu quyết thông qua nhưng cũng có những vấn đề còn để lại xem xét, lấy ý kiến từ các cơ quan hữu quan, các cá nhân, nhà khoa học, chuyên môn và người dân. Nhưng khi những vấn đề đó còn bỏ ngõ thì ngay sau đó trên mạng xã hội lại xuất hiện những thông tin lệch lạc, sai trái, bình luận bậy bạ trong khi đó mới chỉ là ý kiến cá nhân. Đáng lẽ khi được dự họp Quốc Hội hoặc các cuộc họp khác thì nhà báo phải có sự lựa chọn, chắc lọc những thông tin nào được đăng tải, đàng này họ lại đưa nhanh những thông tin theo quan điểm cá nhân của mình để gọi là tin “xốp dẽo”. Đã nói Nhà báo cách mạng thì anh phải đưa những thông tin chính xác, có lợi cho đất nước, cho nhân dân chớ sao lại làm càng gây rối cho đất nước. Đó là chưa nói đến những nhà báo lợi dụng thân thế của mình ăn hối lộ… làm mất uy tín đến hệ thống báo chí cách mạng Việt Nam. Đặc biệt, thời gian qua xuất hiện trên mạng xã hội có người tự xưng là “nhà báo tự do” hoặc “ người làm báo”… chuyên viết những thông tin tiêu cực, bôi bác nói xấu những lãnh tụ, những lãnh đạo của Đảng.
Chúng tôi nghĩ rằng ở Việt nam không có quy định “nhà báo tự do” hoặc “người làm báo”, trong làng báo chí Việt Nam chỉ gọi những người viết báo không nằm trong tổ chức báo chí là cộng tác viên, những người này phải có sân chơi mới gọi là cộng tác viên, chớ đâu phải muốn viết gì thì viết (đã có luật báo chí rồi mà)…
Nhân dịp kỷ niệm ngày báo chí cách mạng Việt Nam năm nay, Hội Nhà Báo Việt nam nên suy nghĩ những việc làm đó trong thời gian qua của các nhà báo mà rà soát lại “Tư cách các nhà báo hiện nay”. Theo chúng tôi, qua đợt biểu tình vừa qua, Hội Nhà báo Việt Nam có thể biết được rồi đó, đôi khi họ viết tên thật, không ghi bút danh mà họ đã đăng ký với tòa soạn báo, những người này lấy một tên giả chỉ có người trong cuộc mới biết thôi. Chính vì thế, Hội Nhà báo Việt Nam, các cơ quan thông tấn báo chí, truyền thông tích cực, chủ động tham gia vào việc đấu tranh, phản bác với những hành vi giả mạo, đăng tải, phát tán thông tin sai sự thật, xuyên tạc, nhất là những vấn đề nhạy cảm, phức tạp, có tác động ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của người dân… để bạn đọc, người dân hiểu, có những lựa chọn đúng đắn, phù hợp, đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng hiện nay. Bênh cạnh đó cần rà soát lại lực lượng phóng viên nhà báo của cơ quan mình, giáo dục họ cần có những quan điểm đúng đắn trong thông tin của mình, đừng để mọi người sau này không tin tưởng báo chí nữa./.
CHÍNH TRỰC
CHÍNH TRỰC
0 nhận xét:
Đăng nhận xét