Thứ Năm, 24 tháng 5, 2018

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Viên ngọc sáng ngời của dân tộc Việt Nam

Trong những ngày này, nhân dân cả nước cũng như người Việt Nam định cư ở nước
ngoài đều hướng về người cha già của dân tộc – chủ tịch Hồ chí Minh nhân kỷ niệm 128 năm ngày sinh của Người  (19/5/1890 – 19/5/2018) thì gần đây trên các mạng xã hội ( facebook) lại xuất hiện một vài cá nhân chuyên viết bình luận bôi bác, nói xấu Người, ngay cả tư tưởng, đạo đức của Người họ cũng xuyên tạc sai lệch. Họ luôn có tư tưởng kích động, hạ thấp người anh hùng giải phóng dân tộc, một danh nhân thế giới- chủ tịch Hồ chí Minh. Các thế lực thù địch tiếp tục tuyên truyền những thông tin xấu nhằm hạ thấp hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. Nhưng, những gì mà bọn phản động tìm mọi lời lẽ để hạ thấp thì những giá trị về tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người vẫn mãi mãi ngời sáng và ngày càng sáng tỏa hơn trên trường quốc tế, từ đó nó càng soi rọi, cổ vũ cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người và tiến bộ xã hội của nhân dân ta và các nước bè bạn 5 Châu  ngày càng vững bước đi lên “ Dù ai nói ngược nói xuôi, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”. Bởi vì:  Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890- 1969)- một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì hòa bình và công lý trên thế giới.     
 Với những cống hiến của Người cho dân tộc, Người được nhân dân Việt Nam nói chung, đặc biệt là nhân dân Miền Nam kính trọng gọi Người là vị cha già dân tộc, là Bác Hồ kính yêu, trẻ con rất kính mến Người “ Ai yêu Bác Hồ bằng thiếu niên nhi đồng, ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ chí Minh…” qua thực tế đã chứng minh điều đó. Còn nhân dân thế giới càng kính trọng Người hơn, Phidel Castro chủ tịch nước Cộng hòa Cu Ba nói “Vinh quang đời đời thuộc về Chủ tịch Hồ Chí Minh - tấm gương lớn nhất của người cách mạng vĩ đại ngày càng được khâm phục, ngưỡng mộ và luôn luôn được yêu mến không chỉ bởi nhân dân Việt Nam mà còn bởi tất cả các dân tộc khác trên thế giới”. Không những phe chủ nghĩa xã hội khen ngợi chủ tịch Hồ chí Minh mà ngay cả phe đế quốc cũng phải công nhận sự đóng góp to lớn của chủ tịch Hồ chi Minh đối với các nước trên thế giới nên năm 1987, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận Hồ Chí Minh là “anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất”.
Chủ tịch Hồ chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên ở một địa phương có truyền thống yêu nước anh dũng chống giặc ngoại xâm. Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu và thanh niên của Người đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân. Người sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào. Chính vì thế mà vào ngày  5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành với ý chí mãnh liệt, lòng yêu thương dân tộc sâu sắc đã quyết tâm ra đi thực hiện hoài bão giải phóng nước nhà khỏi ách nô lệ của thực dân, đế quốc. Rời bến Nhà Rồng, trên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville với tên gọi Văn Ba hay biệt danh anh Ba, cuộc hành trình qua 3 đại dương, 4 châu lục và gần 30 quốc gia đã đưa Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, học thuyết cách mạng tiên phong của thời đại.
Dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, tháng 12 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp và Người bỏ phiếu tán thành Đảng gia nhập Quốc tế III, Quốc tế Cộng sản và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Từ một người yêu nước trở thành người cộng sản, Người khẳng định con đường cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới là con đường của chủ nghĩa Mác-Lênin và Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại.
 Từ năm 1965 đến năm 1969, cùng với Trung ương Đảng, Người tiếp tục lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện sự nghiệp cách mạng trong điều kiện cả nước có chiến tranh, xây dựng và bảo vệ miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất đất nước.
Ngày 2/9/1969, Người từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.
Trước khi qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho nhân dân Việt Nam bản Di chúc lịch sử. Người viết: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
Thực hiện Di chúc của Người, toàn dân Việt Nam đă đoàn kết một lòng đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng máy bay B52 của đế quốc Mỹ ở miền Bắc, buộc Chính phủ Mỹ phải ký Hiệp định Pari ngày 27 tháng 1 năm 1973, chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội Mỹ và chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam.
Mùa xuân năm 1975, với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, nhân dân Việt Nam đã hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, thực hiện được mong ước thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người đã vân dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, sáng lập Đảng Mác- Lênin ở Việt Nam, sáng lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, sáng lập Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Người luôn luôn kết hợp chặt chẽ cách mạng Việt Nam với cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Người là tấm gương đạo đức cao cả, cần, kiệm,liêm, chính, chí công. vô tư, vô cùng khiêm tốn, giản dị
 Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, hội nhập với thế glới, tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,  văn minh”.
Nhân kỷ niệm 128 năm ngày sinh của Người 19/5/1890- 19/5/2018 chúng ta lại thấy tư tưởng đạo đức, phong cách của chủ tịch Hồ chí Minh càng có ý nghĩa hơn và soi sáng cho mọi thời đại. Bởi vì:
Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng, tranh đấu quên mình, hy sinh cả cuộc sống riêng tư vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Cả cuộc đời và sự nghiệp, Hồ Chí Minh đã làm tất cả vì Dân, vì Nước.. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, là đạo đức chiến đấu và hy sinh, từ dấn thân đến dâng hiến, suốt một đời gần dân, vì dân, thấu hiểu cuộc sống của dân và thấu cảm lòng dân. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ ở chỗ Người nêu gương đạo đức trong tranh đấu, từ chống giặc ngoại xâm đến chống “giặc nội xâm” mà Người còn nêu gương suốt đời trong thực hành “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” để toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc. Đạo đức Hồ Chí Minh có sức lay động, cảm hóa muôn triệu đồng bào trong nước và thu hút sự ngưỡng mộ, kính trọng của bạn bè quốc tế. Người lấy mình làm gương, chú trọng giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên, công chức và rèn luyện kỷ luật công vụ, … Những biện pháp ấy đều chỉ vì mục đích “phục vụ dân” và “bảo vệ dân”, Người không ngoài mục đích khác.
Tấm gương của Bác còn được thể hiện ở đức trung thực, khiêm tốn, vị tha, nhân ái, khoan dung, thấm nhuần chất nhân văn trong tham chính và cầm quyền, trong ứng xử với người, với việc, mà cao hơn tất cả là tình thương yêu dành cho dân chúng mãi không bao giờ thay đổi. Tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc, của Đảng ta, là niềm tự hào của mọi thế hệ người Việt Nam, là sức mạnh tinh thần, trở thành động lực thúc đẩy chúng ta trong đổi mới, hội nhập để phát triển. Tấm gương đó tỏa sáng trong tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người, trở thành giá trị chuẩn mực và định hướng giá trị trong giáo dục và thực hành đạo đức cho các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau.
Tấm gương, đạo đức, phong cách của chủ tịch Hồ chí Minh là vậy, chỉ biết lo cho dân cho nước chớ không phải như đạo đức của bọn phản động chuyên đi hô hào, lừa gạt những kẻ nhẹ dạ cả tin để vun vén cá nhân nhưng miệng lúc nào cũng huênh hoang là “yêu nước” . Những kẻ như vậy  chỉ vì lòng dạ không còn trong sáng nữa, mang nặng chủ nghĩa cá nhân, hám danh, vụ lợi và vị kỷ mà cố tình xuyên tạc sự thật hoặc đồng lõa với những kẻ xuyên tạc thì Họ cũng chẳng thể vấy bẩn được ai mà tự vấy bẩn cho chính mình, tự hạ thấp và đánh mất mình mà thôi. Đặc biệt, có những kẻ “sinh sau đẻ muộn” không biết gì về chế độ Việt nam cộng hòa lại huênh hoang lên giọng ta đây, nói xấu, bôi bác …về tư tưởng, đạo đức phong cách của Người
Lịch sử vốn công minh, khách quan. Trí tuệ của nhân dân là sáng suốt và công bằng. Những ai có lương tri và trân trọng phẩm giá con người đều nói lên tiếng nói trung thực và đánh giá khách quan về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh mãi mãi ngời sáng và không thể xuyên tạc, phủ nhận được. Những giá trị đạo đức sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến cho dân tộc và thế giới trong thế kỷ XX sẽ còn mãi với thời gian. Sự thật của lịch sử mãi mãi là chân lý, tự nó sẽ bác bỏ tất cả những gì mà các thế lực thù địch đã và đang ra sức tuyên truyền xuyên tạc, chống phá, mưu toan hạ thấp giá trị đạo đức Hồ Chí Minh. Dù cho chúng có tìm trăm phương nghìn kế để gieo rắc những giả tượng xuyên tạc bản chất, cố tình ngụy tạo, với ác ý thâm độc gây ra những hoài nghi trong xã hội để bôi nhọ, phủ nhận tấm gương đạo đức của Người, thì tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mãi mãi ngời sáng trong mỗi người dân Việt nam.
Người Việt Nam chân chính hãy nhớ câu: “Dù ai nói ngược nói xuôi, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” ./.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét