Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2018

Kêu gọi phản đối Luật An ninh mạng - các "ngài" nghị Mỹ muốn gì?

Mấy ngày qua, trên diễn đàn mạng thông tin việc "17 nghị sĩ Mỹ đã ký tên vào thư kêu gọi các giám
đốc điều hành của Facebook và Google phản chống lại luật An ninh mạng vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua".
Trước hết phải khẳng định: việc Quốc hội Việt Nam thông qua dự luật An ninh mạng là phù hợp, cần thiết, đáp ứng nhu cầu xã hội, tạo dựng môi trường không gian mạng an toàn, lành mạnh, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trên không gian mạng, phù hợp với luật pháp quốc tế. Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay thì An ninh mạng là một trong những mối bận tâm lớn nhất kể từ khi Internet ra đời và phổ biến trên toàn cầu. Đảm bảo an ninh mạng khiến chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới (kể cả những nước phát triển) phải đau đầu tìm ra giải pháp cho vấn đề này chứ không riêng gì ở Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Liên hiệp quốc trên thế giới đã có khoảng 138 quốc gia ban luật an ninh mạng trong đó có Mỹ.
Tại Mỹ từ chính quyền liên bang đến tiểu bang của Mỹ đều đã ban hành nhiều đạo luật quan trọng về an ninh mạng như: chính quyền liên bang ban hành Đạo Luật về Quyền riêng tư trong lĩnh vực Y tế (HIPPA) năm 1996, Đạo Luật Gramm-Leach-Bliley trong lĩnh vực Tài chính năm 1999 và Đạo Luật An ninh nội địa năm 2002, bao gồm đạo luật Quản trị An ninh Thông tin Liên bang (FISMA); bang California và một số tiểu bang khác đã thông qua Đạo luật "Khai báo lỗ hổng An ninh mạng" vào năm 2003. Ngoài ra, trong thời gian còn là tổng thống Hoa Kỳ, ông Obama đã đề xuất một loạt nội dung liên quan đến an ninh mạng như "Gói cải cách lập pháp an ninh mạng" - năm 2011, "Sắc lệnh Cải thiện Cơ sở hạ tầng an ninh mạng chủ chốt" - năm 2013; công bố "Dự luật An ninh mạng mới" - năm 2015; và gần đây nhất là vào năm 2016 Tổng thống Obama đã phát triển Kế hoạch hành động an ninh quốc gia về An ninh Mạng (CNAP). Có thể thấy rằng, các quy định về an ninh mạng của Mỹ dù ra đời ở nhiều thời điểm với các tên gọi khác nhau nhưng đều hướng đến nỗ lực chuẩn bị cho Mỹ trước sự bành trướng của tội phạm mạng, tạo ra những hành động và chiến lược lâu dài trong một nỗ lực để bảo vệ nước Mỹ chống lại các hiểm họa mạng,  đảm bảo một không gian mạng an toàn hơn đối với Mỹ.  
Như vậy, đối với một quy định mà nước Mỹ - quốc gia của "17 nghị sỹ" kia đã và đang tìm mọi cách để thực hiện thì có lý do gì họ lại "kêu gọi" phải "chống" ở đất nước chúng ta? Hết sức đơn giản, bởi việc "17 nhà nghị sỹ Mỹ kêu gọi phản đối, chống luật An ninh mạng" chỉ là chiêu trò xuyên tạc lố bịch, đánh lận con đen, gây hỗn loạn thông tin, tạo ra sự ngờ vực và dư luận xấu trong xã hội mặc khác hô hào, phụ họa cho các tổ chức, phần tử chống đối được chúng nuôi dưỡng như “Việt Tân”, “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”,... Điều này hoàn toàn phù hợp với những luận điệu mà các nhà "dân chủ tay sai" trong nước kêu gào suốt thời gian qua cho rằng luật An ninh mạng là “công cụ đàn áp người bất đồng chính kiến”, “thắt chặt kiểm soát thông tin trên mạng”, “không tác dụng trong khi gây ra rất nhiều hệ lụy cho doanh nghiệp”. Thật sự điều chúng lo sợ chính là sẽ mất đi không gian hoạt động, không triển khai được các biện pháp tuyên truyền, chống phá đang sử dụng phổ biến hiện nay; bọn chúng biết rằng không còn có thể "tự tung tự tác", bạ đâu nói đó" thách thức cơ quan công quyền được nữa! Thế thì làm sao mà không lo sợ, không hô hào phản đối!
Một đoạn khác trong bức thư trên, 17 tay nghị sỹ càng lộ rõ ý đồ kích động: “Nếu chính phủ Việt Nam cưỡng chế doanh nghiệp của quý vị phải trợ giúp và hỗ trợ kiểm duyệt, thì đấy là một vấn đề quan ngại cần phải được dấy lên về mặt ngoại giao và ở các cấp độ cao nhất”. Nhưng có một thực tế mà "17 nhà nghị sỹ" kia sẽ phải thất vọng bởi sau khi quốc hội Việt Nam thông qua luật An ninh mạng thì đại diện các nhà mạng Google, Facebook tại Việt Nam cho biết: hoạt động của Google, Facebook không hề bị ảnh hưởng tại Việt Nam, đồng thời các nhà mạng trên đang hoàn tất các thủ tục pháp lý để chuẩn bị thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam để giúp họ hoạt động tốt hơn, cũng như phối hợp tốt hơn với Chính phủ Việt Nam trong tương lai. Có thể khẳng định rằng đến nay, các nhà mạng Google, Facebook và một số nhà mạng khác vẫn hoạt động bình thường tại Việt Nam cũng như không có ý định rút khỏi bởi Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng, thậm chí rất lớn trên thế giới, mang lại cho họ nhiều lợi ích. Hợp tác tốt với nhà nước ta sẽ càng củng cố thêm lợi ích và điều kiện kinh doanh của họ. Đối với nhà kinh doanh thì thị trường và lợi ích (hay lợi nhuận) mới là vấn đề cốt lõi các ông nghị Mỹ ạ!
Sau cái vụ "kêu gọi phản đối" này nọ vừa qua của các vị nghị sỹ Mỹ thì tui chợt thấy có cái gì đó sai sai…nhưng cũng dễ hiểu! Bởi suy cho cùng hoạt động "tự do, dân chủ" của những ông nghị Mỹ trước giờ vẫn chỉ theo lối mòn "ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng", "đâm bị thóc, thọc bị gạo" mà thôi! Phản đối mọi vấn đề của nhà nước Việt Nam nếu không có lợi cho đám "ruồi bọ dân chủ" ăn "phân Mỹ" là chiêu trò "u như kỹ - y như cũ" của bọn nghị Mỹ. Thật sự cạn lời với mấy cha nghị sỹ diều hâu của cái cái xứ sở "cờ hoa".
                                                               PHƯƠNG NHI

0 nhận xét:

Đăng nhận xét