Thời gian qua trên khắp các tài khoản mạng xã hội (facebook, tiktok, twitter, youtube…) nổi lên một hiện tượng của một số cá nhân, nhóm mặc đồ lạ kỳ, ban đầu thu hút người xem vì trông giống màu áo lính trận đầy khí thế xung trận, nhưng xem kỹ thì hóa ra là màu áo lính trận của một chế độ bù nhìn, một chế độ làm tai sai, một chế độ bán nước, thua trận lưu vong cả dân tộc căm ghét đã bị đánh cho tan tác, tan rã, chạy khắp năm châu, bốn bể chỉ sống cho riêng mình sau ngày lịch sử 30/4/1975. Họ là những người biết hay không biết hay vì thấy khoái nên mặc để soi mình lên “thế giới ảo” của mạng xã hội, để nhận những lượt thích, chia sẻ, bình luận như sự giễu cợt, đem lại cảm giác được sống trong “ảo vọng”, trong làn khói “rằn ri” của những kẻ có tư tưởng bệnh hoạn, xài đồ “nhà binh” nhằm thể hiện sự hiểu biết về thời cuộc, đồng thời chứng tỏ được đẳng cấp của một người lắm tiền bạc. Đáng chê trách, khi mặc trang phục của cái gọi là “quân lực Việt Nam Cộng hòa” tổ chức nhảy nhót, chụp ảnh trước tượng lãnh tụ, Quốc kỳ Việt Nam. Hành động này khiến dư luận rất bức xúc, lên án. Đặc biệt, trong nhóm này không chỉ có nam nhân mà có cả những nữ hoàng đầu gần hai thứ tóc cũng tham gia, không biết khi các con, các cháu của họ xem những hình ảnh này thì biểu cảm như thế nào! Sự gương mẫu của các đấng nam phụ, nữ mẫu có còn để cho các con, các cháu noi theo không! Thật đáng xấu hổ, đáng lên án, chuyện cũng không mới, trò hề về “Ảo tưởng thú “chơi” đồ lính”, “Những kẻ dị hợm”…
Nhóm người này càng lố bịch khi nhân danh cái gọi “hội yêu đồ lính” có sự ngông nghênh, ngang nhiên đưa lên internet hình ảnh của họ trong trang phục các sắc lính từ mũ nồi đỏ, mũ nồi xanh, đến biệt động, thủy quân lục chiến… đi xe Jeep kiểu trước năm 1975 hoặc xe máy, kéo đàn kéo lũ dàn hàng ngang trên đường, dựng cảnh vác súng luồn rừng, đánh trận, bị thương… trên nền các bài hát rền rĩ ca ngợi cái gọi là “quân lực Việt Nam Cộng hòa”. Sống trong xã hội, mỗi người đều có quyền được lựa chọn trang phục phù hợp sở thích cá nhân. Nhưng cũng chính vì là một thành viên sống trong xã hội mà quyền đó không phải không có giới hạn, mà cần phù hợp tiêu chí văn hóa của xã hội và đặc biệt là phải phù hợp yêu cầu đạo đức. Những kẻ “ảo vọng” đã đến lúc xem xét lại hành vi của mình, từ đó chấm dứt trò diễn mà lâu nay ngang nhiên thể hiện. Là người dân yêu chuộng hòa bình chúng tôi không chấp nhận tệ nạn của “quý vị” tồn tại trong cuộc sống bình yên, tươi đẹp ngày hôm nay, quá khứ đầy tội lỗi của chế đố bán nước, cầu vinh xưa kia chẳng có gì tốt đẹp mà “quý vị” tái hiện trước mặt chúng tôi “trò hề của các chú rối” cần chấm dứt ngay. Chúng tôi tin rằng các cấp chính quyền cùng các cơ quan chức năng sẽ vào cuộc để loại bỏ “tệ nạn diễn trò phản cảm này” đang khiến dư luận xã hội bức xúc, phẫn nộ./.
Anh Bảy
0 nhận xét:
Đăng nhận xét