Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2023

Góc nhìn bị lệnh của các chú hề

Trên mạng xã hội, hiện nay xuất hiện rất nhiều những thông tin của các thế lực thù địch, các đối tượng có tư tưởng bất mãn, chống đối (Trương Quốc Huy, Mai Quốc Ấn, Tạ Phong Tần…); nhóm facebook “Hội Những Người Cầm Bút Can Đảm”, “LỀU CỦA ĐẦY TỚ”, “Bàn Luận Kinh Tế Chính Trị”, “Thảo luận về Kinh tế, Chính trị & Xã hội Việt Nam”; các diễn đàn, trung tâm chống phá tư tưởng: doithoaionline. com, rfa.com, RFI, BBC NEWS TIẾNG VIỆT, VOA Tiếng Việt…chúng rêu rao rằng vấn nạn tham nhũng là một “sự tiến hóa” và độ tàn phá của tham nhũng đang tăng khủng khiếp. Chúng cho rằng nguyên nhân chính là quyền giám sát của người dân bị xem nhẹ, cán bộ chẳng thèm tiếp dân. Chúng lấy minh chứng của 02 đại án “Chuyến bay giải cứu” và “kít xét nghiệm Covid-19 Việt Á” để khoét sâu vào khuyết điểm của Đảng khi đề cập về vấn nạn tham nhũng. Chúng dẫn dắt người đọc đi từ khuyết điểm này đến khuyết điểm khác, để lật ra cho được những hạn chế nhằm khuất phục cái nhìn của đọc giả, buộc đọc giả mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
Trong cuộc chiến phòng, chống tham nhũng Đảng ta đã khẳng định: Tham nhũng là: “quốc nạn”, là “giặc nội xâm”, phải lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt vấn đề phòng, chống tham nhũng. Vì vậy, phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng với quyết tâm chính trị ngày càng cao hơn, hành động mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn, với phương châm, “không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ”. Yêu cầu đặt ra, phải triển khai đồng bộ có hiệu quả quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hiện quyết liệt, nghiêm minh có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng; khẩn trương xây dựng cơ chế phòng ngừa, răn đe để kiểm soát tham nhũng; phát huy tính tích cực, chủ động và phối hợp của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị xã hội, nhân dân, doanh nghiệp, báo chí trong phát hiện, đấu tranh phòng, chống tham nhũng; có cơ chế khuyến khích và bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng, lãng phí. Thực tiễn cho thấy, đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam được tiến hành đồng bộ, quyết liệt, không có vùng cấm. Nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ cấp cao vi phạm đã được xử lý nghiêm theo Điều lệ Đảng, pháp luật Nhà nước, tham nhũng từng bước được kiềm chế, ngăn chặn. Những thành quả đạt được trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta thời gian qua đã góp phần tích cực vào việc giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Với âm mưu lợi dụng cuộc chiến chống tham nhũng để chống phá Đảng, Nhà nước ta các thế lực thù địch quy chụp: Quốc nạn tham nhũng là của riêng chế độ và đây là chuyện riêng của Đảng. Những luận điệu quy chụp này là vô cùng phi lý, phản khoa học. Chúng không che dấu mưu đồ lợi dụng cuộc chiến phòng, chống tham nhũng để phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đã lựa chọn. Nguy hại hơn, những luận điệu này còn tạo “hiệu ứng” hòng phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, vào sự thành công của sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam. Hiện nay, tham nhũng đang thực sự là vấn nạn, là hiểm họa đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, không phân biệt thể chế chính trị. Do sự khác nhau về truyền thống, lịch sử, văn hóa, chế độ chính trị, điều kiện kinh tế – xã hội… nên ở các quốc gia khác nhau, tham nhũng cũng được giải thích theo các cách khác nhau. Để tạo tiếng nói chung và gắn kết các quốc gia trong việc phòng, chống vấn nạn tham nhũng Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã đưa ra định nghĩa tham nhũng là: “lạm dụng chức vụ, quyền lực cho lợi ích cá nhân, thông qua hối lộ, tống tiền, thao túng thị trường, thiên vị người thân, gian lận, chuyển tiền (hình thức hối lộ) hoặc tham ô”. Như vậy, bản chất tham nhũng luôn gắn liền với quyền lực nhà nước, là vấn đề tất yếu mà các quốc gia phải đương đầu nếu muốn xây dựng một nền hành chính trong sạch, một bộ máy quản lý nhà nước vững mạnh. Không phải cứ đa nguyên, đa đảng và đi theo con đường tư bản chủ nghĩa là không có tham nhũng. Bởi thực tế đã cho thấy, ngay các cường quốc thế giới như Mỹ, các quốc gia EU, Nhật Bản… cũng đang phải đối diện với vấn nạn này. Tại Mỹ đã công bố những thành phố đứng đầu về số tội phạm tham nhũng, bao gồm: Chicago, Los Angeles, Manhattan, Miami và Washington D.C. Trong đó, có những “đại án” tham nhũng gây chấn động thế giới, khiến cho một số cựu thống đốc bang, bộ trưởng phải ngồi tù; Tại Hàn Quốc: Cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak bị kết án 17 năm tù với một loạt tội danh tham nhũng; Malaysia: Cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak bị kết án 12 năm tù và phạt gần 50 triệu USD với 7 cáo buộc tham nhũng liên quan đến quỹ đầu tư Nhà nước 1MDB… Tham nhũng đang có xu hướng diễn biến phức tạp ở những quốc gia kém phát triển ở châu Phi, Mỹ la tinh, Trung Á… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, kìm hãm sự phát triển của các quốc gia. Việc phòng, chống tham nhũng ở nhiều quốc gia đang gặp bế tắc, trở ngại lớn bởi những nhóm lợi ích và sự không kiên quyết của chính quyền các cấp.
Ở Việt Nam chúng ta, ngay từ những ngày đầu giành được độc lập, chính quyền cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã coi tham ô, lãng phí, và bệnh quan liêu là kẻ thù của Nhân dân, là “giặc ở trong lòng”, là “giặc nội xâm”. Trải qua các giai đoạn cách mạng Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhân. Hội nghị Trung ương 5 khóa XI (tháng 5/2012) đã quyết định chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, do Tổng Bí thư làm Trưởng Ban để chỉ đạo toàn diện công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi cả nước. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã được Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, bài bản, ngày càng đi vào chiều sâu, có bước tiến mạnh, đạt nhiều kết quả cụ thể, rất quan trọng, toàn diện, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan toả mạnh mẽ trong toàn xã hội. Năm 2022, theo kết quả điều tra dư luận xã hội do Ban Tuyên giáo Trung ương tiến hành thì tuyệt đại đa số ý kiến của người dân (93%) bày tỏ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Những kết quả thực tế đó đã phủ nhận những luận điệu chống phá của của các thế lực thù địch khi cho rằng Đảng, Nhà nước không chống nổi tham nhũng, dung dưỡng cho tham nhũng. Những kẻ luôn mang tư tưởng chống đối, sẵn sàng chà đạp lên lợi ích quốc gia, dân tộc vì lợi ích cá nhân hẹp hòi không có tư cách để phán xét, bình phẩm về cuộc chiến tất yếu nhằm xây dựng xã hội Việt Nam giàu đẹp, văn minh./.

Anh Bảy

0 nhận xét:

Đăng nhận xét