Thứ Tư, 17 tháng 10, 2018

DƯ LUẬN NÓI GÌ VỀ SÁCH TIẾNG VIỆT LỚP 1 - CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC?

Vẫn là những câu chuyện “tay nhanh hơn não”, “mồm chạy trước
chân” của  những kẻ bắt trend “không não” mà rất, rất nhiều người nữa là khác đã và đang tạo ra một cơn lốc đen nguy hại về Văn hóa - Giáo dục. Đó là những chiêu trò rẻ tiền, đáng kinh bỉ, làm trò cười cho xã hội của “đám hề” cố tình dựng chuyện, khuyếch trương trong cách đánh giá, nhìn nhận Sách Tiếng Việt lớp 1- Công nghệ giáo dục (TV1-CNGD).
Sách TV1-CNGD chỉ là một phương pháp dạy Tiếng Việt cho học sinh mới đi học, không phải “đổi mới” hay “cải cách” Tiếng Việt. Cho nên, việc tranh luận vừa qua là một nhầm lẫn tai hại giữa “phương pháp” và “cải cách”. Đó là một chuỗi các sai lầm trong cách nhìn nhận và tiếp cận. Có thể nói, sai lầm lớn nhất là nhầm lẫn giữa âm và con chữ: Các con chữ C (đọc là Cờ), K (đọc là Ca), Q (đọc là Cu) đều phát âm là Cờ. Như vậy, khi đứng một mình các con chữ đều đọc như cách truyền thống. Những người chế ra tam giác “C,K,Q” rồi hùa nhau dọc là “cờ cờ cờ” đã đánh tráo khái niệm hoặc không hiểu gì về chúng. Sai lầm thứ hai, mà tôi cho là “ngu nhất” là cố đọc cho bằng được những ô vuông thành chữ: Ở bài đầu tiên của Sách TV1-CNGD, để các em phân biệt được các tiếng trong một câu, Sách đã dùng các ký hiệu vuông, tròn hoặc tam giác để giúp học sinh lượng hóa được số tiếng, sau này đọc không bị thiếu hay thừa, trong khi đó “đám hề” lại ngộ nhận rằng “nhìn vào ô vuông, tròn, tam giác để đọc ra chữ” và cho đó là một thứ ngôn ngữ mới. Sai lầm thứ 3 mà tôi cho là tùy tiện nhất là kết luận sách “chưa đủ chuẩn”: Các bạn nên chú ý, đây là sách của Bộ GD-ĐT và dĩ nhiên được Hội đồng thẩm định tương tự các bộ SGK khác. Như vậy, ai sẽ là người mới đủ tư cách kết luận “sách chưa đủ chuẩn” thì các bạn đã quá rõ! Sai lầm tiếp theo là sự đánh đồng giữa GS.TSKH Hồ Ngọc Đại với GS.Bùi Hiền: Bác Hiền đưa ra bộ chữ Tiếng Việt hoàn toàn mới trong khi Bác Đại vẫn dùng bộ chữ Tiếng Việt hiện hành chỉ khác cách phát âm và quy tắc chính tả. Sai lầm cuối cùng mà tôi cho là “điên rồ” và tai hại nhất là hành động xé sách: Cũng vì câu chuyện “vuông, tròn, tam giác”, một phụ huynh đã xé Sách TV1-CNGD, tôi so sánh tác hại mà hành động của phụ huynh này gây ra tồi tệ hơn hậu quả một “con chó dại” để lại. Nghĩ cũng lạ, xé sách mà cũng “bài bản” có trước, có sau và cũng không quên nhắc nhở “chia sẽ mạnh lên mọi người”, quả thật rất đáng để suy ngẫm! Nếu là một người có tâm, thiện chí thì đã không dùng những lời lẽ thô tục, hành động thiếu văn hóa như thế để giáo dục chính con mình.
Qua tìm hiểu được biết,Sách TV1- CNGD là kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của một số nhà khoa học, đứng đầu là GS.TSKH Hồ Ngọc Đại thông qua các đề tài nghiên cứu và triển khai thực hiện tại trường Thực nghiệm Giảng Võ, Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chương trình này có những ưu điểm vượt trội, giúp học sinh nắm vững tri thức cơ bản về Tiếng Việt và hình thành các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết một cách vững chắc, học sinh đọc thông, viết thạo, không tái mù, nắm bắt quy luật chính tảvà nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt. Trong quá trình học, học sinh luôn được tham gia các hoạt động học tập một cách chủ động, tự tin theo nguyên tắc “muốn học cái gì thì tự tay làm cái đấy”, nhất là thông qua việc làm và các thao tác, học sinh tự chiếm lĩnh tri thức, phát huy khả năng tư duy và năng lực tối ưu. Chính vì những kết quả tích cực đó, Bộ GD-ĐT đã đồng ý cho các địa phương có nhu cầu được áp dụng vào việc dạy học Chương trình TV1-CNGD, nhất là những vùng khó khăn từ năm 2008 đến năm 2017 trên tinh thần tự nguyện của nhà trường và phụ huynh học sinh. Năm 2018,Bộ GD-ĐT đã tổ chức Hội đồng thẩm định và thông qua tài liệu TV1-CNGD và hướng dẫn các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện trong năm học 2017 - 2018 và năm học 2018-2019 ở những nơi đang triển khai và không mở rộng để giữ ổn định cho đến khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Như vậy, hiệu quả cũng như nội dung của sách TV1-CNGD mang lại đã rõ và không phải bàn cải. Vấn đặt ra là gần 40 năm trôi qua, đến thời điểm khai giảng năm học 2018-2019 vấn đề này mới được cộng đồng mạng đưa tranh luận, bàn tán. Nghĩ cũng thấy lạ, những phụ huynh không có con em học chương trình này lại phản đối, không đồng ý, trong khi những phụ huynh cho con theo học chương trình này lại một mực khẳng định hiệu quả của chương trình này. Có thể thấy, từ sau chuỗi sự kiện phản đối Luật an ninh mạng, Luật đặc khu rồi cho đến kích động kêu gọi biểu tình vào ngày Quốc Khánh 2/9 nay lại đến vụ sách TV1-CNGD... phải chăng đây là âm mưu của bọn “ma quỷ” đội lốp người đang dốc sức thực hiện mưu đồ bất chính nhằm kích động, lôi kéo, mua chuộc những người dân vô tội vào việc gây rối, phá hoại an ninh, làm mất đi sự nghiêm trang của ngày khai giảng, tạo dấu ấn không tốt, ảnh hưởng đến tâm lý học sinh bằng những chiêu trò bẩn thiểu nhằm bôi nhọ ngành giáo dục, hạ uy tín Việt Nam! Sắp tới chưa biết chuyện gì, nhưng chắc chắn là sẽ có, không những ít mà còn nhiều nữa là đằng khác. Bởi đây là miếng cơm, manh áo của những tay “dân chủ cuội”, do đó chúng phải ngày đêm “cào bàn phím” chửi rủa, live stream, chia sẽ kêu gọi biểu tình cho nhiệt tình, “trật, trúng” mặc kệ miễn sao gây “ồn ào”, hổn loạn thì họa mai mới có thêm được chút “sữa ngoại”.
Các bạn có quyền yêu, ghét, thích hoặc không thích nhưng để chỉ trích bạn thật sự phải có hiểu biết và có văn hóa trong hành động. Những việc làm vô tình, hay cố ý cùng với những hành động “bầy đàn” xuất hiện gần đây đã kéo đất nước đi chậm lại, rơi vào thảm cảnh giáo dục, càng tiến lên thì càng thất bại. Do đó, các bạn phải hết sức cảnh giác trước những luồng thông tin trái chiều, xem xét thật kỹ và hiểu biết thật sự về chúng. Đừng hành động khi chưa có tri thức và dừng ngay khi mọi việc còn kịp thời. Một nửa sự thật cũng không phải là sự thật, mạng xã hội giờ đây đã trở thành nơi quá vội vàng đánh giá, kết luận nhiều thứ./.
Khuân Thu Sĩ - Sưu tầm, tổng hợp

0 nhận xét:

Đăng nhận xét