Thứ Tư, 17 tháng 10, 2018

NỘI DUNG SÁCH TIẾNG VIỆT LỚP 1 - CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC CÓ VẤN ĐỀ ?

Thật may mắn cho Chương trình CNGD ra đời sớm trước mạng
xã hội gần 40 năm nếu không thì chẳng sẽ có thời gian để chứng minh hiệu quả trước khi bị cư dân mạng vùi dập. Sau 40 năm được áp dụng thực nghiệm tại nhiều trường thì cũng chưa thấy thế hệ nào trong đó có cả GS.Ngô Bảo Châu ra đường nói chuyện với mọi người theo kiểu “Vuông vuông, tròn tròn, tam giác”. Vậy mà, ở thời điểm hiện tại lại xuất hiện dư luận không hay về nội dung Sách TV1-CNGD. Dĩ nhiên, sự thật về vấn đề này lại là một chuyện khác. Hiện tại, dư luận cho rằng:
1. SÁCH SỬ DỤNG QUÁ NHIỀU TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG, TỪ KHÔNG CÓ NGHĨA VÀ CÓ NHIỀU LỖI CHÍNH TẢ. Mục tiêu của sách TV1-CNGD hướng tới là “đọc thông viết thạo, viết đúng chính tả và không bao giờ tái mù”. Các em học sinh được phát triển tư duy duy khoa học theo các việc làm bằng sức lao động và sản phẩm của mình. Mặt khác, ở giai đoạn “chân không về nghĩa”, các em chỉ mới bắt đầu học âm, vần, đọc từ và dĩ nhiên là chưa biết gì về nghĩa của từ. Do đó, toàn bộ bài học trong sách TV1-CNGD đã sử dụng hầu hết tất cả các tiếng có trong Tiếng Việt kể các tiếng có vần ít gặp và khó đọc mà trước đây chương trình hiện hành không đưa vào. Chẳng hạn một số từ nghe có vẻ lạ như “quện nhau”, nhiều người với đầu óc “đen tối” đã nghĩ đây là từ bậy bạ nhưng thật chất “quện nhau” có nghĩa là “kiệt sức mà chết, hết đời”; hay từ “gà qué” - tiếng vùng Nghệ An để gọi con gà với ý chê trách, “con ỉ” - nghĩa là con heo, lợn; quả chấp - một loại quả cùng họ với quả chanh… Đây hoàn toàn là ngôn ngữ thuần Việt, dân gian, địa phương và điều có nghĩa. Ý đồ mà Sách TV1-CNGD muốn truyền tải giúp học sinh phân biệt được đâu là ngôn ngữ nói hàng ngày nhưng khi viết thì nên chọn lọc từ ngữ phổ thông, phù hợp. Bên cạnh đó, trong sách có xuất hiện một số từ ngữ sai chính tả ngay bên cạnh những từ đúng. Mục đích là để học sinh phân biệt, tìm ra từ đúng, không viết sai chính tả. Chẳng hạn sách có in ba từ cạnh nhau “giô ra”, “dô ra” và “vô ra” các em học sinh sẽ tìm ra từ “vô ra” là đúng chính tả. Tóm lại, Sách TV1-CNGD không in từ sai chính tả (trừ những trường hợp giúp học sinh phân biệt lỗi chính tả) và sử dụng từ không có nghĩa.
2. CÁC THÔNG TIN, HÌNH ẢNH ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG SÁCH CÓ NỘI DUNG SAI LỆCH, PHẢN CẢM.Qua nghiên cứu thực tế cho thấy,các thông tin, hình ảnh như in cờ Trung Quốc, bài toán chặt ngón tay, bé An dũng cảm đi qua mảnh thủy tinh…tất cả các nội dung nêu trên đều ghi trong một số sách nhưng sách đó không phải là sách TV1-CNGD. Điển hình như nội dung bài toán “em có 5 ngón tay, em chặt bớt 2 ngón, hỏi còn mấy ngón ?” từng in tại cuốn sách có ghi tên tác giả “Hoàng Long” và  in logo của “NXB Trẻ”. Nội dung sách có in hình cờ Trung Quốc  được in tại cuốn “Bé làm quen với với chữ cái (hành trang cho bé chuẩn bị vào Lớp 1)” có ghi tên của NXB Đại học sư phạm Hà Nội. Riêng nội dung “bé An dũng cảm đi qua thảm thủy tinh”, hiện bị một số đối tượng photoshop xuyên tạc thành “bé An dũng cảm ăn cứt gà” từng in trong cuốn sách “Thực hành kỹ năng sống” đề tên của NXB Giáo dục Việt Nam”. Hiện tại, các sách trên đã bị thu hồi, riêng sách TV1-CNGD in cờ là cờ Việt Nam và càng không có nội dung “chặt ngón tay”, hay “bé An đi qua thảm thủy tinh”. Những nội dung thông tin trên là hoàn toàn xuyên tạc, bịa đặt, vu cáo cho sách TV1-CNGD.
3. MỘT SỐ BÀI HỌC TRONG SÁCH DẠY TRẺ THÓI HƯ TẬT XẤU “MÁNH KHÓE, KHÔN LỎI”.Đối với vấn đề này, theo quan điểm cá nhân tôi đó là một sự áp đặt thái hóa mà các bậc phụ huynh quên rằng bên cạnh giáo dục cái hay, cái tốt cũng nên chỉ ra các thói hư, tật xấu cần phải tránh. Chẳng hạn như bài “Quả bứa” kể lại câu chuyện hai cháu Năm và Sáu di vào vườn quả. Năm thấy quả liền hô to và Sáu nhặt quả. Cả hai giành qua giành lại, cậu Cả đi ngang qua và phân xử: “Năm, mày thấy quả bứa, hãy nhận lấy nữa vỏ này. Sáu mày nhặt quả bứa, hãy nhận lấy nữa vỏ này. Dành phần ruột trả thù lao cho quan tòa phân xử, của tao. Cậu Cả vừa ăn vừa bỏ đi.” Mọi người cho rằng cách xưng hô “mày-tao” trong mẫu chuyện rất phản cảm chưa kể đến ý nghĩa rất thì tiểu xảo. Nhưng sự thật không phải vậy, mỗi câu chuyện trong sách điều có ý nghĩa. Các giáo viên sẽ chỉ học sinh cách xưng hô “mày - tao” là phản cảm, cần phải tránh, giáo dục trẻ cách cư xử nhường nhịn nhau, nếu không sẽ có kẻ thứ 3 xen vào trục lợi. Bài học mà giáo viên rút ra cho các em là khi chúng ta không biết yêu thương, chia sẽ với nhau thì sẽ mất đi sự khôn ngoan, nếu đoàn kết sẽ nhận lại những điều tốt đẹp hơn. Tương tự, trong bài “Bé xách đỡ mẹ”, thấy mẹ đi ì ạch vì mang nhiều túi, thay vì xách giúp mẹ, bé đã nảy ra ý tưởng: “Mẹ bế bé, bé xách hộ mẹ”. Thực tế thì suy nghĩ của trẻ em khác người lớn, bé có lòng tốt muốn xách đồ cho mẹ nhưng cũng muốn mẹ bế, muốn nhận tình cảm yêu thương của mẹ chứ không phải là “khôn ranh” như cách mà mọi người nghĩ đó là sự mặc cả, vòi vĩnh. Điều quan quan trọng ở đây là cách truyền tải nội dung câu chuyện đó như thế nào trong việc giáo dục nhân cách cho trẻ. Thực tế, những thắc mắctrên đã được giải đáp trong tài liệu tập huấn môn TV1-CNGD và trong cuốn Thiết kế TV1 dành cho giáo viên. Do đó, giáo viên sẽ nắm vững những nội dung này và giảng dạy đúng với tinh thần sách TV1-CNGD truyền tải.
4. PHƯƠNG PHÁP DẠY TẠI SÁCH TV1-CNGD MỚI, PHỤ HUYNH KHÓ CÓ THỂ DẠY CON HỌC. Đối với vấn đề này, các bậc phụ huynh cần phải hết sức cân nhắc. Bạn nghĩ rằng cái gì cũng có thể tự dạy con học được hay không thậm chí dạy con đến lớn? Ở đây còn chưa bàn đến chuyện là bạn có đủ khả năng dạy cho con học tốt môn Anh Văn khi con vào lớp 1, hay môn Toán lớp 5, rồi còn cả môn Lý, Hóa lớp 8,9nữa... Nếu không am hiểu, không có kiến thức tôi nghĩ bạn nên giao cho thầy cô dạy trẻ là hợp lý, hiệu quả nhất và giành khoảng thời gian đó để dạy con kỹ năng sống, giao tiếp ứng xử, vui chơi, giải trí… thay vì dúi đầu vào tìm hiểu và ép con học.
Bên cạnh những nội dung gây tranh cãi trên, còn lại đa phần nội dung trong sách TV1-CNGD được đánh giá là rất hay, ý nghĩa, phong phú gắn với đời sống của nhân dân, truyền thống dân tộc. Dĩ nhiên, trong sách vẫn còn một số nội dung chưa hợp lý, có thể là do chủ đích, cái lý của chủ biên khi biên soạn. Nhưng nếu không phù hợp với cái chung, mình đồng ý cần phải chỉnh lý và sửa đổi để thật chuẩn và phù hợp. Các bạn nên nhớ rằng nền giáo dục Việt Nam đang trong qúa trình trình hoàn thiện, phát triển nên không thể tránh khỏi những sai sót, khuyết điểm. Chính vì vậy, những ý kiến đóng góp của cộng đồng, xã hội là rất quan trọng đối với ngành giáo dục trong quá trình chỉnh lý hoàn thiện sao cho phù hợp nhất. Bên cạnh những ý kiến đóng góp tích cực từ xã hội, các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề này để xuyên tạc, bôi nhọ nền giáo dục Việt Nam, kích động kêu gọi biểu tình, gây tâm lý hoang mang, lo lắng trước thềm năm học mới. Mọi người hãy bình tĩnh nhận diện cho được bản chất của bọn phản động, những chiêu trò của chúng, phải có chính kiến về vấn đề trên, cái nào chưa biết, chưa rõ thì không nên nói càng không nên tham gia vào các hoạt động biểu tình có như vậy mới không bị chúng dắt mũi./.
 Khuân Thu Sĩ - Sưu tầm, tổng hợp 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét