Thứ Ba, 16 tháng 3, 2021

NHẬN DIỆN MỘT SỐ LUẬN ĐIỆU CHỐNG PHÁ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021-2026

Bầu cử Đại biểu quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 là sự kiện chính trị quan trọng, diễn ra trong thời điểm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng thành công tốt đẹp. Để trở thành Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân, trước hết mỗi ứng cử viên phải đảm bảo các tiêu chuẩn của người Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân được quy định trong các văn bản pháp luật, đồng thời thực sự tiêu biểu về năng lực, đạo đức để xứng đáng đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng của cử tri cả nước. Do đó thực hiện thành công cuộc bầu cử không chỉ góp phần thiết thực xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân mà còn củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chính vì vậy, việc chọn ra được đại biểu xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.
Đi ngược lại mong ước và nguyện vọng chính đáng của toàn dân, trong giai đoạn sắp diễn ra bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị đẩy mạnh các hoạt động chống phá bằng nhiều luận điệu xuyên tạc khác nhau như: lợi dụng mạng xã hội phủ nhận bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa thông qua việc tán phát nhiều tài liệu kích động đòi sửa đổi Quy chế bầu cử Đại biểu Quốc hội, yêu cầu tiến hành bầu cử theo phương thức của các nước tư bản vì Quy chế bầu cử hiện hành chỉ là sự khoa trương về mặt “hình thức” quyền lực trong Quốc hội đã được các phe nhóm của Đảng “an bài”, “thỏa hiệp”, “phân chia”; một số báo, đài nước ngoài đăng tải nhiều bài viết xuyên tạc vai trò lãnh đạo bầu cử của Đảng Cộng sản, cho rằng bầu cử không có gì mới, thậm chí còn gắn ghép, khập khiễng với một số hiệp định, công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết trong quá trình hội nhập; một số đối tượng tự cho là “nhà dân chủ” đã hô hào, kêu gọi vận động tranh cử trên mạng xã hội, một số nhóm lập tài khoản Facebook để vận động tranh cử nhưng bản chất của các nhóm này hoạt động không khác gì một tờ báo điện tử để phỏng vấn, viết bài tự “đánh bóng” tên tuổi, lăng xê một số người thuộc băng nhóm “xã hội dân sự”… Suy cho cùng, mục đích của bọn chúng là muốn xuyên tạc, phá hoại cuộc bầu cử, làm mất đi lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
Cần phải khẳng định đây là những quan điểm hoàn toàn sai trái, cần đấu tranh loại bỏ tránh để xảy ra tình trạng “mưa lâu thấm đất”. Mặc dù đây những chiêu trò, luận điệu không mới. Tuy nhiên, chúng đã tiếp cận không ít người dùng mạng xã hội và ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng, tình cảm của một bộ phận quần chúng nhân dân. Ngay từ bây giờ, hãy trở thành người sử dụng mạng xã hội thông minh, biết đúng, biết sai, biết đấu tranh và bài trừ các quan điểm sai trái, phản động. Có như vậy, bọn chúng không thể nào làm lay chuyển niềm tin son sắt của người dân Việt Nam vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước.
Từ nay đến hết bầu cử, chắc chắn rằng các thế lực thù địch sẽ còn tăng cường hơn nữa các hoạt động xuyên tạc, chống phá cuộc bầu cử. Chính vì vậy, mỗi người dân hãy nêu cao tinh thần cảnh giác bằng cách nhận diện luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch để cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra thành công tốt đẹp./.
Hiển Oanh - Tổng hợp

0 nhận xét:

Đăng nhận xét