Chắc hẳn rằng những anh em trong giới văn nghệ sỹ không còn xa lạ với cái tên “Văn đoàn độc lập Việt Nam”. Bởi chúng ta đã hiểu quá rõ về nó – “Văn đoàn độc lập Việt Nam”. Tuy nhiên, cũng xin nhắc lại để những anh chị em nào chưa rõ có thể hiểu hơn: Nếu như Hội Nhà văn Việt Nam là nơi quy tụ của những cây đa, cây đề trên lĩnh vực thơ, văn, nơi mà những người nghệ sỹ chân chính dùng ngồi bút để tạo nên những tác phẩm kinh điển góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; qua đó, giúp thỏa mãn những nhu cầu thưởng thức văn hóa của một bộ phận quần chúng nhân dân thì “Văn đoàn độc lập Việt Nam” lại là nơi hội ngộ của những cá thể với bản chất đi ngược lại với giá trị, đạo đức vốn có của một người nghệ sỹ chân chính. Văn đoàn này thực chất là một tổ chức của những con người muốn thoát khỏi sự lãnh đạo của Đảng đối với văn học nghệ thuật.
Nhắc đến thành viên của nhóm này, không thể không kể đến những cái tên như Bùi Chát, Bùi Minh Quốc, Bùi Ngọc Tấn, Dương Tường, Đặng Tiến, Đỗ Lai Thúy, Đỗ Trung Quân, Giáng Vân, Hoàng Hưng, Nguyễn Duy, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Quang Lập, Phạm Đình Trọng, Phạm Xuân Nguyên, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Quang Lập, Lưu Trọng Văn, Võ Thị Hảo, Vũ Thư Hiên v.v.. Trong đó, người được cho là đứng đầu là nhà văn Nguyên Ngọc – nhà văn từng có nhiều tác phẩm đóng góp cho nền văn học Việt Nam như “Đất nước đứng lên”, “Rừng xà nu”…; từng giữ cương vị Tổng biên tập Báo Văn nghệ và Phó Tổng thư ký Hội Nhà Văn Việt Nam. Tuy nhiên chỉ vì sự ích kỷ, đố kỵ hay nói đúng hơn là chính sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” khi bị đơn vị chủ quản là báo Văn Nghệ phê phán về việc có tư tưởng đi ngược lại với đường lối của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, bị cách chức và buộc rời khỏi các vị trí ông đang nắm giữ nên quay sang chống Đảng, Nhà nước quyết liệt.
Những cái tên tham gia “Văn đoàn độc lập Việt Nam” đều là các gương mặt “xét lại” lịch sử, phủ nhận giá trị nền độc lập hiện nay của Việt Nam, dùng ngồi bút “nã pháo” vào chính thế hệ cha anh và xương máu của chính bản thân và đồng đội (vì trong nhóm này có cả những người từng tham gia kháng chiến, tham gia cách mạng), ca ngợi những người đã giết hại nhân dân Việt Nam bằng cách bạo tàn và khủng khiếp nhất, phủ nhận cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ, hối tiếc cho “thất bại” của đế quốc Mỹ và cho rằng chiến thắng của dân tộc Việt Nam là “mang rợ”, họ dùng chính những vần thơ, câu viết thô tục để nhạo báng Chủ tịch Hồ Chí Minh, chẳng suy nghĩ mà bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, ca ngợi “chủ nghĩa tư bản” và chống lại mọi chủ trương, chính sách hiện nay của Nhà nước Việt Nam, đi tới đòi thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Đảng đối với văn học nghệ thuật.
Để có thể chiêu mộ thêm được thành viên cũng như thực hiện các mưu đồ chống phá Việt Nam của mình, “Văn đoàn độc lập Việt Nam” đã mạnh tay chi trả số tiền hàng nghìn USD để tổ chức cái gọi là giải thưởng Văn Việt. Và năm nay cũng như bao năm khác, “Văn đoàn độc lập Việt Nam” lại đăng thông báo sẽ tiếp tục tổ chức giải thưởng này và kêu gọi mọi người tham gia các hoạt động nhằm kỷ niệm 7 năm ngày ra mắt thành lập “Văn đoàn độc lập Việt Nam”. Thế nhưng, dù giải thưởng có lớn đến mấy cũng chẳng thể thu hút nổi sự quan tâm của những người nghệ sỹ Việt Nam chân chính.
Đại thi hào Nguyễn Du đã nói: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy những người tham gia “Văn đoàn độc lập Việt Nam” dù có tài giỏi đến mấy thì khi không có tâm với nghề, không chân chính thì cũng không thể làm nên “cơm cháo” gì!
Nhà văn Nam Cao đã viết “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi, nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”. Vậy tự hỏi rằng, họ - những người đang tham gia cái gọi là “Văn đoàn độc lập Việt Nam” có thực sự tự soi, tự sét bản thân hay chưa? hay họ đang cẩu thả trong chính cái ngành nghề của mình. Nếu đúng như vậy thì câu nói của nhà văn Nam Cao có phải đang nhắc đến chính họ!
Quang Đại
0 nhận xét:
Đăng nhận xét