Phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án Đồng Tâm diễn ra tại Hà Nội từ ngày 08/3 -10/3 đã kết thúc với bản án thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, trừng trị những kẻ giết người dã man, vì lợi ích cá nhân, gạt bỏ tình đồng bào, tình dân tộc. Những kẻ chủ mưu cầm đầu giờ đây phải đền tội, những kẻ giúp sức, phụ họa phải đến nơi dành cho sự hạn chế quyền công dân để ăn năn, hối lỗi với thời gian xám hối lâu dài. Từ cổ chí kim, từ nghìn xưa đến nay dân gian luôn có câu thể hiện sự công minh của luật nhân quả, công tâm của phép nước “giết người phải đền tội”. Trở lại với kết luận vụ án án Hội đồng phúc thẩm khẳng định bản án sơ thẩm là hoàn toàn có căn cứ, đúng quy định pháp luật. Mức án cho từng bị cáo trong vụ án mà Tòa sơ thẩm đã tuyên là có cơ sở, đúng quy định, vừa thể hiện tính khoan hồng của pháp luật, vừa phù hợp với tính chất, mức độ, hành vi của từng bị cáo. Từ đó, Tòa phúc thẩm khẳng định không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của các bị cáo và quan điểm bào chữa của các luật sư. Tại phiên phúc thẩm, TAND Cấp cao Hà Nội tuyên phạt: Y án sơ thẩm tử hình đối với các bị cáo Lê Đình Công, Lê Đình Chức; Y án chung thân đối với bị cáo Lê Đình Doanh; Y án 16 năm tù với Bị cáo Bùi Viết Hiểu; Y án 13 năm tù với bị cáo Nguyễn Quốc Tiến. Năm bị cáo này phạm tội “Giết người”.
Tòa phúc thẩm cũng tuyến y án 6 năm tù với bị cáo Bùi Thị Nối về tội “Chống người thi hành công vụ”. Trong vụ án này, các bị cáo Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Quốc Tiến giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu, vừa chỉ đạo các bị cáo khác “Chống người thi hành công vụ”, vừa phạm tội “Giết người”. Bị cáo Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh là những đối tượng tham gia tích cực, trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội, trong đó Lê Đình Công là người chủ trì các cuộc họp tại nhà Lê Đình Kình để kích động, lôi kéo các đối tượng khác chống đối, tấn công lực lượng chức năng. Bị cáo Lê Đình Doanh (là con của bị cáo Lê Đình Công, cháu nội của Lê Đình Kình) đã tham gia cuộc họp tại nhà Lê Đình Kình để bàn cách chống lại lực lượng Công an; trực tiếp mua dao bầu, liềm, sau đó đem đi gắn vào tuýp sắt. Bị cáo Doanh là người có nhiều tiền án, tiền sự, với hành vi nguy hiểm, thực hiện việc phạm tội một cách tích cực gây hậu quả đặc biệt nghiệm trọng, đáng ra phải tuyên phạt mức án tử hình mới đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, xét tổng thể vụ án này, nhận thấy bị cáo tuổi còn trẻ, do bị chi phối bởi ông nội là Lê Đình Kình (đã chết) và bố là Lê Đình Công, chú ruột là Lê Đình Chức đều đã bị tuyên phạt tử hình trong vụ án, nên việc tuyên phạt bị cáo Doanh mức án chung thân là thể hiện tính nhân văn của pháp luật. Trong số 23 bị cáo phạm tội “Chống người thi hành công vụ” , bị cáo Bùi Thị Nối bị xử phạt 6 năm tù; 8 bị cáo khác bị xử phạt từ 3 đến 5 năm tù; 14 bị cáo bị xử phạt từ 15 tháng tù đến 36 tháng tù nhưng được hưởng án treo. Vụ việc đã kết hồi kết và bản án dành cho từng đối tượng là đúng người đúng tội thể hiện nghiêm minh của pháp luật và đây cũng là thông điệp răn đe, cảnh tỉnh cho các thế lực mờ ám phía sau hậu thuẫn cho hành vi gây tội ác đối với nhân dân.
N.H
0 nhận xét:
Đăng nhận xét