Thứ Năm, 7 tháng 11, 2019
Thứ Tư, 6 tháng 11, 2019
Vụ “09 người Việt Nam bỏ trốn tại Hàn Quốc”: đâu là bản chất sự việc?
Những ngày qua, các
phương tiện truyền thông đăng nhiều bài viết sau khi đài truyền hình MBC (Hàn
Quốc) vào ngày 23/9/2019 đã đăng đoạn phóng sự liên quan đến 09 người Việt Nam đi
cùng chuyên cơ với Đoàn Quốc hội Việt Nam tham dự Diễn đàn thương mại, đầu tư
Việt Nam – Hàn Quốc” đã không trở về nước theo đúng chương trình. Sự việc trên đã
thu hút sự quan tâm của dư luận.
Thực tế, đây là vụ
việc đã xảy ra từ tháng 12/2018. Văn phòng Quốc hội đã thông tin rộng rãi bằng
văn bản đến các cơ quan hữu quan Việt Nam và Hàn Quốc để phối hợp giải quyết. Bản
chất vụ việc đơn thuần chỉ là hành vi vi phạm pháp luật của một số cá nhân. Thế
nhưng, một số tờ báo nước ngoài và phần tử chống đối trong nước lại ra sức hướng
lái dư luận về vụ việc ở mức độ tiêu cực cỡ “cấp nhà nước”. Chúng cho rằng:
“đây là số người tham gia đoàn cấp cao của Việt Nam” và là “nỗi nhục quốc thể”.
Mục đích gây nhiễu loạn thông tin, thổi phòng sự việc, nhằm hạ uy tín của Việt
Nam trong quan hệ quốc tế, phủ nhận những thành quả cuộc gặp của lãnh đạo hai
Nhà nước.
Nên nhìn nhận toàn diện, khách quan về “sự cố”
Điều đầu tiên có thể kết luận ngay “09 trường
hợp không trở về nước (như báo chí đã nêu) không phải là thành viên thuộc phái
đoàn ngoại giao của Quốc hội Việt Nam đến thăm chính thức Hàn Quốc theo lời mời
của chủ tịch Quốc hội Moon Hee Sang. Đây thực chất chỉ là đoàn của những doanh
nghiệp có nhu cầu và điều kiện hợp pháp để tham dự “Diễn đàn đầu tư – thương mại
Việt – Hàn”; họ hoàn toàn không có tư cách ngoại giao, không có thân phận ngoại
giao và thực tế họ không được cấp hộ chiếu ngoại giao. Ngoài ra cần hiểu rằng “Diễn
đàn đầu tư – thương mại Việt – Hàn” không phải là hoạt động ngoại giao chính thức
giữa hai nước. Đây đơn thuần chỉ là hoạt động hợp tác xúc tiến kinh tế diễn ra
thường niên như đã từng tổ chức trước đây (như: “Chuỗi sự kiện của hội thảo
thương mại – đầu tư Việt – Hàn năm 2010”, “Diễn đàn giao thương hợp tác kinh tế
Việt Nam – Hàn Quốc” tại Hà Nội năm 2017).
“Đi
cùng chuyên cơ Quốc hội” - có phải bất thường?
Theo nội dung ông Nguyễn Hạnh Phúc trao
đổi với báo chí “thì một số cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức Diễn đàn đã liên hệ
cho đoàn doanh nghiệp tham gia Diễn đàn đi cùng chuyên cơ chở Chủ tịch Quốc hội
sang Hàn Quốc và được cơ quan Quốc hội đồng ý”. Đây là chủ trương bình thường,
hợp lý, hoàn toàn phù hợp Pháp luật Việt Nam, tình hình thực tế của chuyến đi.
Nghị định số 03/2009/NĐ-CP của Chính phủ
quy định về công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ đã xác định “chuyến bay chuyên cơ là chuyến bay được sử
dụng hoàn toàn riêng biệt hoặc kết hợp vận chuyển thương mại và được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc thông báo”; đồng thời “đối tượng được phục vụ chuyến bay chuyên cơ
của Việt Nam” quy định tại Điều 5 Nghị định số 09 là “lãnh đạo cao cấp của Đảng
và Nhà nước Việt Nam gồm: Tổng Bí thư; Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; Chủ
tịch Quốc hội và những đối tượng đặc biệt khác khi có thông báo của Văn phòng
TW Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội”.
Như vậy doanh nghiệp tham gia Diễn đàn được cho phép đi cùng chuyên cơ của phái
đoàn ngoại giao Quốc hội là hoàn toàn bình thường theo đúng pháp luật. Việc một
số ý kiến đồng nhất 02 đoàn hoặc cho rằng 09 người “bỏ trốn ở lại Hàn Quốc” thuộc
phái đoàn ngoại giao của Quốc hội do “đi cùng chuyên cơ” là sai bản chất sự việc.
Bởi việc các đoàn doanh nghiệp kết hợp cùng phái đoàn ngoại giao thăm các nước
cũng là điều hết sức bình thường, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở hầu hết các nước
trên thế giới. Bên cạnh đó, trong điều kiện đất nước còn khó khăn thì việc một
lãnh đạo cao cấp của nhà nước cho phép kết hợp 02 đoàn (ngoại giao và doanh
nghiệp) trong cùng một chuyên cơ là chủ trương đúng khi vừa đảm bảo tiết kiệm
ngân sách nhà nước, tiền thuế của người dân, vừa góp phần nâng cao vị thế của
doanh nghiệp Việt Nam trong diễn đàn, tạo thuận lợi trong xúc tiến, kêu gọi đầu
tư. Điều này cho thấy tầm nhìn, nhân cách của những người lãnh đạo đất nước; thể
hiện tình người Việt Nam, bản chất dân tộc Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Vạch
trần những luận điệu xuyên tạc
Kết quả chuyến thăm
cấp cao của Đoàn Đại biểu Quốc hội tại Hàn Quốc mang lại nhiều hiệu ứng tích cực
phát triển mối quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc, nâng quan hệ hai nước lên tầm cao mới.
Nhiều thỏa thuận hợp tác đã được ghi nhận giữa 02 nước. Thông qua diễn đàn
thương mại, đầu tư Việt – Hàn cũng đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp 02 nước
trao đổi về môi trường đầu tư kinh doanh, định hướng thu hút đầu tư nước ngoài
của Việt Nam. Trong sự việc 9 người của đoàn doanh nghiệp bỏ trốn tại Hàn Quốc
thì đoàn ngoại giao Quốc hội cũng hoàn toàn trong tình huống bị động dù đã làm
mọi cách để quản lý đoàn (giữ cả hộ chiếu) trong thời gian tại Hàn Quốc. Ngay
khi sự việc xảy ra họ cũng đã làm đúng trách nhiệm để phối hợp giải quyết.
Thế nhưng, một số trung tâm tuyền thông ở
hải ngoại như BBC, VOA, RFA đã đăng tin theo hướng phản ánh sai lệch bản chất sự
việc để tạo nguồn cho số “dân chủ cuội” trong nước dẫn bài, đăng tin, bình luận
trên các trang mạng xã hội như “nhật ký yêu nước” “Võ Phương Thuận” “Đinh Nhật
Uy”,… để hạ thấp ý nghĩa, kết quả của chuyến thăm cấp cao hai nước Việt Nam –
Hàn Quốc, tuyên tuyền kích động, hướng lái người dân nhìn nhận tiêu cực trong
quản lý, điều hành của Việt Nam về đối ngoại, hợp tác quốc tế; hạ uy tín, xúc
phạm lãnh đạo nhà nước Việt Nam. Điển
hình cho sự đáng khinh bỉ của chúng phải
kể đến tên “cẩu nô tài” - “dịch giả” Phạm Nguyên Trường. Y đã lập tức “gặm” vào
để đăng bản “kiến nghị đề xuất của một công dân” trên trang “nhật ký yêu nước”
mà khi đọc đến nội dung thì bất cứ ai cũng không thể nhịn cười với sự ngờ ngệch,
ấu trĩ của y. Nếu y cho rằng, chỉ bằng sự việc trên mà có thể gây ra “nỗi nhục
quốc thể” không thể “gột rửa của hơn 90 triệu dân” thì đúng là nực cười. Ai đời
lại lấy hình ảnh quốc thể, danh dự của “90 triệu dân Việt Nam” để đánh đồng với
những kẻ không ra gì mà trong bất kỳ một xã hội nào (không chỉ ở Việt Nam) đều
có. Không chỉ vậy, Trường còn kiến nghị nên “cách chức lãnh đạo Đảng, Nhà nước
vì phải chịu trách nhiệm chính trong vụ việc”. Nếu ai cũng chỉ vì vài vụ việc
mà “kiến nghị” như y thì còn nhà lãnh đạo nào để điều hành đất nước!
Từ sự việc trên, có
thể thấy rằng, bản chất của bọn kêu gào “dân chủ” là không hề thay đổi; chúng luôn
tuyệt đối trung thành với chiêu trò “soi chuyện nhà” người khác để hô hào khẩu
hiệu nhằm tìm kiếm “thành tích đấu tranh dân chủ” để tìm chút “phân Mỹ” mà
thôi; vẫn kịch bản cũ, thủ đoạn cũ với sự dối trá và vô liêm sỹ. Thiết nghĩ mỗi
người dân cần tỉnh táo, nhận diện, kiểm chứng thông tin để không trở thành những
“đài phát sóng” tuyên truyền phục vụ cho ý đồ chính trị của chúng trên đất nước
ta; không vì một vài hiện tượng tiêu cực nổi lên mà đánh mất niềm tin vào quê
hương, đất nước tươi đẹp mà chúng ta đang sống!
Thế Luận