Thứ Tư, 6 tháng 11, 2019

Việt Nam có tồn tại “Chủ nghĩa thân hữu” như những gì RFA đồn đoán?


      Ngày 25/9 vừa qua, trên trang tin của RFA đăng tải bài viết với
nội dung cho rằng tại Việt Nam đang tồn tại cái gọi là “Chủ nghĩa thân hữu” mà trang tin trên chỉ ra điển hình đó là Tập đoàn Sun Group. Vậy điều đó có phải là sự thật? Có đúng như những đồn đoán của Nguyễn Quang A, Nguyễn Anh Tuấn và Diễm Thi (chủ nhân của bài viết)? Để có cái nhìn chính xác và đa diện, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu vấn đề trên.
       Thứ nhất, khi nói về cái gọi là “Chủ nghĩa thân hữu”, chúng ta có thể thấy cụm từ trên được biến tấu từ “Chủ nghĩa tư bản thân hữu” và có thể hiểu đơn giản là thuật ngữ dùng để miêu tả nền kinh tế dựa trên mối quan hệ khắng khít giữa doanh nghiệp và chính phủ hay nói khác hơn dùng chỉ lợi ích nhóm.
       Thứ hai, nói về Tập đoàn Sun Group – đối tượng được chỉ đích danh trong trang tin của RFA. Dựa trên những thông tin từ các trang mạng chúng ta có thể thấy để có được danh xưng “Thành phố đáng sống nhất Việt Nam”, thì tại Đà Nẵng, Sun Group đã đóng góp một phần công sức không hề nhỏ. Có được danh xưng đó, bởi lẽ Đà Năng hội tụ nhiều yếu tố tích cực mà con người đang hướng đến đó là lịch sử, công trình kiến trúc, khí hậu, vị trí địa lý, danh lam, thắng cảnh, môi trường sống, nét văn hóa, ẩm thực … trong đó phải kể đến các điểm du lịch như Bà Nà Hills, Bán đảo Sơn Trà, bãi biển Mỹ Khê, cầu Sông Hàn, Cầu Rồng…, hay hệ thống khu vui chơi, khu nghĩ dưỡng đẳng cấp quốc tế... Tại Đà Nẵng, Tập đoàn Sun Group đã đầu tư các công trình như Bà Nà Hills, Khu nghĩ dưỡng Intercontinental Danang Sun Peninsula Resort, Premier Village Danang Resort, Khách sạn Novotel Danang Premier, Làng Pháp, Công viên Fantasy, Công viên Châu Á… trong đó Bà Nà Hills được xếp là “Khu du lịch hàng đầu Việt Nam” 4 năm liên tiếp từ năm 2014 – 2017. Ngoài ra, Sun Group còn đầu tư các công trình như Tuyến cáp treo nối Thung lũng Mường Hoa với “nóc nhà Đông Dương” – Fansipan (tại Lai Châu và Lào Cai), đồng thời đang triển khai tổ hợp dự án Công viên Đại Dương (tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh), hay hàng loạt các dự án Khu nghĩ dưỡng cao cấp JW.Marriott, Ritz Carlton tại Phú Quốc (Kiên Giang)… Những công trình, dự án trên đã giúp Đà Nẵng, Phú Quốc nói riêng hay cả Việt Nam nói chung thu hút đông đảo lượng khách du lịch trong nước và quốc tế, từ đó đóng góp vào ngân sách chung của Nhà nước.
         Thứ ba, nói về mối quan hệ giữa Sun Group và chính quyền Việt Nam. Chúng ta chắc chắn với nhau rằng, phải có một mối quan hệ ở đó, cụ thể đó là mối quan hệ giữa ngành chức năng, thực hiện công tác quản lý nhà nước với cơ quan, doanh nghiệp. Tại Việt Nam, trong tất cả các văn bản pháp lý, chính quyền đều khẳng định luôn tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp hoạt động trên khuôn khổ pháp luật Việt Nam. Thực tiễn, chúng ta thấy lãnh đạo Việt Nam luôn quan tâm và thực hiện tốt chính sách đó. Vậy nên, xét về tổng thể Sun Group cũng như bao tập đoàn, công ty khác đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam như Vingroup, Hòa Phát, VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ DOJI, Công ty CP sữa Việt Nam, Cổ phần đầu tư Thế Giới Di Động, Hãng Hàng không Vietjet Air…. hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam nên đều sẽ được tạo điều kiện để phát triển như nhau.
         Thứ tư, cái gọi là “chủ nghĩa thân hữu” tồn tại ở đâu? Nếu chúng ta sử dụng cách nhìn nhận nơi nào có doanh nghiệp, tập đoàn hoạt động tốt, phát triển hay những cá nhân nào giàu có thì đều do “có mối quan hệ mật thiết với chính quyền nơi đó” thì liệu có đúng không? Ở nước Mỹ có những tập đoàn, công ty lớn như Google, Apple, IBM, Microsoft…; ở Nhật Bản có Toyota Motor, Mitsubishi UFJ Financial Group, Canon, Sony hay Samsung của Hàn Quốc, chưa kể đến các nước như Pháp, Tây Ban Nha, Mexico… đầy rẫy những tỷ phú, vậy mối quan hệ giữa họ và chính quyền là gì? Có “thân hữu” hay không?
         Qua những nội dung phân tích ngắn gọn, đơn giản trên chắc rằng chúng ta đã trả lời được câu hỏi: Tại Việt Nam có tồn tại cái gọi là “Chủ nghĩa thân hữu” hay không?. Sau khi trả lời được câu hỏi đó, sẽ có rất nhiều người lại thắc mắc: Vì cớ gì RFA lại đăng trang tin như vậy? Đơn giản, chúng ta có thể hiểu như nội dung câu thành ngữ đó là “Thương nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau thì quả bồ hòn cũng vuông” hay câu nói vui “ghen ăn tức ở”.
Quang Đại

0 nhận xét:

Đăng nhận xét