Trong thời gian gần đây, số đối tượng phản động, chống đối và cơ hội chính trị không từ một thủ đoạn nào để tuyên truyền, xuyên tạc, đưa ra một loạt những thông tin sai trái nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong đó, chúng đặc biệt lợi dụng internet, mạng xã hội để tiến hành các hoạt động của mình, cụ thể:
Bọn chúng triệt để lợi dụng các phương tiện truyền thông, internet, blog, mạng xã hội (facebook, zalo, twitter, youtube,….), duy trùy sử dụng hàng chục đài phát thanh chương trình Việt ngữ, hàng trăm báo, tạp chí, nhà xuất bản tiếng Việt, hàng ngàn website, blog… để liên tục tán phát những thông tin xấu độc, xuyên tạc, chống phá gây tác động xấu đến tư tưởng cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, đặc biệt là giới trẻ. Bên cạnh đó, chúng triệt để lợi dụng dịch vụ truyền hình trực tiếp (live stream) của mạng xã hội (chủ yếu là trên facebook) để kêu gọi cộng đồng mạng can thiệp hoặc tham gia bình luận trái chiều về một vấn đề “nóng” được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Điển hình gần đây nhất, bọn chúng lợi dụng các vấn đề nóng, được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm như vụ án hình sự xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội; vụ quân nhân Trần Đức Đô (sinh năm 2002) tử vong,… để đưa tin, bài viết, video, phát live stream đưa ra hàng loạt những thông tin tiêu cực, sai sự thật, gây dư luận xấu, hướng lái người dùng mạng xã hội, qua đó phê phán chính quyền, chống Đảng, Nhà nước.
Lập ra các trang web mạo danh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể, địa phương, một số nhân vật được xã hội chú ý hoặc nhân danh “đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực”, “bảo vệ môi trường”, “bảo vệ chủ quyền biển, đảo”, “phản biện xã hội”,… để trích dẫn, bình luận, xuyên tạc, hạ uy tín, làm mất niềm tin của quần chúng nhân dân với Đảng, Nhà nước. Chúng lập ra một loạt các trang web như: “nguyenphutrong.org”, “nguyentandung.org”, “trandaiquang.net”, “tolam.net”, “phungquangthanh.net” để tuyên truyền, đăng tải thông tin sai trái, giả mạo để lừa người dùng vì họ cho răng đó là những trang thông tin chính thống. Trong một buổi trả lời chất vấn của các Đại biểu Quốc hội vào cuối năm 20219, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông – Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, trong tháng 9,10/2019, Bộ đã gỡ, hạ 207 website mạo danh, trong đó có 46 trang là có tên các lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Đưa lên internet, mạng xã hội những mặt trái của xã hội, khai thác những thông tin tiêu cực, không chính thống, chưa rõ ràng để dẫn dắt, hướng lái dư luận theo chiều hướng tiêu cực, làm cho người đọc mơ hồ, mất cảnh giác dẫn đến hoài nghi, phản kháng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; từ đó, chuyển hóa dần sang tư tưởng sai trái, phản động, thù địch. Trước các kỳ Đại hội Đảng, chúng thường đưa thông tin cho rằng người này, người kia hay ai sẽ vào các chức danh chủ chốt của Đảng, Nhà nước; trong công tác xử lý cán bộ sai phạm, đấu tranh phòng chống tham nhũng chúng đưa tin bóp méo cho rằng đây là cuộc “thanh trừng nội bộ”, “nội chiến giữa các phe nhóm”,….
Trong đó, chúng đặc biệt chú ý sử dụng “khoảng trống thông tin” để tấng công vào sự hiếu kỳ của người dân. Với thủ đoạn này, các đối tượng lợi dụng khoảng thời gian ngay sau khi xảy ra sự việc và trước khi các nguồn thông tin chính thống đưa tin về sự việc, để đánh vào lòng hiếu kỳ của người dùng mạng xã hội. Trong khoảng thời gian này, chúng phát tán ồ ạt, trực tiếp những tin, bài xuyên tạc, bóp méo sự thật, thông qua nhưng tiêu đề “giật gân”, “câu khách” về vấn đề liên quan đến nội bộ Đảng, Nhà nước, tham nhũng, tiêu cực, thông tin về sức khỏe của lãnh đạo Đảng, Nhà nước dưới các dạng như: Thông tin sự việc, đặt câu hỏi, bỏ ngỏ vấn đề để bạn đọc suy ngẫm,… với những thông tin trộn lẫn thật giả, gây tâm lý hoang mang, bán tính, bán nghi trong bộ phận người dùng mạng xã hội.
Làm mới những thông tin cũ, bịa đặt những thông tin mới. Các đối tượng lợi dụng lòng yêu nước, tinh thần dân tộc của cộng đồng để quản bá trang web, blog, mạng xã hội; tạo dư luận công kích Đảng, Nhà nước. Thông tin cũ được lựa chọn để “làm mới” và những thông tin mới được lựa chọn để “bịa đặt” thường là những đoạn video, hình ảnh có liên quan đến sự kiện lịch sử hoặc cá nhân cán bộ Nhà nước, Công an, Quân đội (ví dụ như xuyên tạc sự kiện Gạc Ma, chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc, sử dụng hình ảnh Công an xô sát với các đối tượng vi phạm,...).
Biên soạn các tài liệu, video lồng ghép nội dung thổi phồng, xuyên tạc, bóp méo sự thật. Tiếp tục tổ chức viết nhiều tài liệu, “tác phẩm” dưới dạng văn học sau đó tán phát trên internet để dễ dàng trong việc tán phát, nhằm dựng chuyện, vu cáo, bôi nhọ, từ đó xóa bỏ học thuyết Mác – Lê nin và lý luận về cách mạng xã hội chủ nghĩa; xây dựng, tán phát bộ phim “Thảm họa đỏ: Bộ mặt thật của Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Thiết nghĩ với những nội dung thông tin như trên, người dùng internet, mạng xã hội phải biết cách tiếp cận và chọn lọc thông tin, xem đâu là thông tin đúng và đâu là thông tin sai để sử dụng tránh bị người khác lợi dung, tiếp tay cho kẻ xấu. Hãy là một người dùng thông minh!
Quang Đại
0 nhận xét:
Đăng nhận xét