Phạm Đoan Trang (tên đầy đủ là Phạm Thị Đoan Trang, sinh ngày 27 tháng 5 năm 1978 tại Hà Nội). Được biết đến là một người có tư tưởng, hành vi chống đối quyết liệt, Phạm Thị Đoan Trang là tác giả của nhiều cuốn sách có nội dung hướng dẫn, kích động các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân như: “Chính trị bình dân”, “Cẩm nang nuôi tù”, “Phản kháng phi bạo lực”… Năm 2013, do xuất cảnh đi nước ngoài không xin phép nên Trang đã bị cơ quan chủ quản kỷ luật buộc thôi việc. Trong chuyến xuất cảnh trái phép này, Trang đã bị một số đối tượng chống đối chính quyền dẫn dắt, móc nối, lôi kéo. Trở về nước, Trang trực tiếp thành lập và tham gia điều hành nhiều hội, nhóm bất hợp pháp, đồng thời, đứng sau lôi kéo lập nhóm “Du ca Sài Gòn”, “Tuổi trẻ làm đẹp quê hương”, tụ tập, khuếch trương lực lượng chống đối trong nước, tập hợp lực lượng chống đối trong giới văn nghệ sĩ, trí thức trẻ. Lập và điều hành các trang mạng “Luật khoa tạp chí”, “Phamdoantrang.com”, “The Vietnamese”. Viết, tán phát nhiều bài viết, cuốn sách có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, kích động lật đổ chế độ. Phạm Đoan Trang là thành viên cốt cán của Tổ chức VOICE, được số đối tượng cầm đầu tổ chức này giao phụ trách nhân sự, trực tiếp tuyển lựa, duyệt người trước khi đưa ra nước ngoài để huấn luyện, đào tạo cách thức hoạt động chống phá chính quyền. Trang cũng là một trong những người sáng lập và duy trì hoạt động của Nhà xuất bản Tự do - một tổ chức dân sự trá hình, hoạt động “chui”, chuyên xuất bản, in ấn và phát hành các ấn phẩm có nội dung tiêu cực, xuyên tạc, kích động bạo lực, chống phá Đảng, Nhà nước.
Cái giá phải trả cho cái nghề “đấu tranh dân chủ” lấy danh nghĩa hoạt động đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền để chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN ở Việt Nam của Phạm Ngọc Đoan Trang đó là 9 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Ngày 14/12/2021, TAND TP Hà Nội tuyên bị cáo Phạm Thị Đoan Trang (43 tuổi, trú quận Đống Đa) 9 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”, quy định tại Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999. HĐXX nhận định, Trang đã xuyên tạc đường lối chính sách, phỉ báng chính quyền. Hành vi của bị cáo gây nguy hiểm cho xã hội, thực hiện với mục đích cố ý xâm phạm chế độ XHCN và Nhà nước trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, xã hội, đối ngoại, xâm phạm đến sự vững mạnh của chính quyền nhân dân. TAND Thành phố Hà Nội nhận xét, bị cáo là người có trình độ nhận thức nhất định, hiểu và biết rõ hậu quả hành vi, tuy nhiên vẫn tích cực thực hiện trong thời gian dài. Quá trình điều tra, truy tố và tại phiên tòa, bị cáo không khai báo thành khẩn, phạm tội nhiều lần, cần thiết xử phạt nghiêm minh. Cáo trạng xác định, từ ngày 16/11/2017 – 5/12/2018, Trang có hành vi làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, bài viết có nội dung nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Trang đã trả lời phỏng vấn trên truyền thông nước ngoài với nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước, cũng như "phỉ báng chính quyền nhân dân". Cụ thể, Phạm Thị Đoan Trang có hành vi tàng trữ các tài liệu như: "Báo cáo tóm tắt về thảm họa môi trường biển Việt Nam"; "Đánh giá chung về tình hình nhân quyền tại Việt Nam"; "Báo cáo đánh giá về luật tôn giáo và tín ngưỡng năm 2016 liên quan đến việc thực hiện quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam". Theo kết luận của Viện kiểm sát, các tài liệu trên có nội dung tuyên truyền "luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân, tuyên truyền thông tin xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam"...
Một kẻ có hành vi vi phạm pháp luật “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” đi ngược lại với lợi ích quốc gia, dân tộc lại được các cá nhân, tổ chức phi chính phủ mang danh là dân chủ, nhân quyền quốc tế ca ngợi là “nhà dân chủ”, nhà “hoạt động nhân quyền” và trao cho các giải thưởng hữu danh vô thực như Giải Homo Homini của People in Need năm 2017, Giải thưởng Nhân Quyền Việt Nam 2018 của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, Giải thưởng Tự do Báo chí 2019, hạng mục Tầm ảnh hưởng của Phóng viên không biên giới. Trong lúc đang thụ án 09 năm tù giam, vào ngày 19/01/2022 Phạm Đoan Trang được trao giải Martin Ennals 2022, giải thưởng hằng năm dành cho những nhà bảo vệ nhân quyền; Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã trao giải thưởng "Phụ nữ can đảm quốc tế" vào giữa tháng 3 năm 2022 hay mới đây vào ngày 14/7/2022, Ủy ban bảo vệ các nhà báo (CPJ) trao giải Tự do Báo chí Quốc tế 2022. Đây không phải chỉ là hoạt động trao giải đơn thuần mà đó cổ súy cho hành vi phạm pháp luật, khích lệ các nhân tố chống đối trong nước noi gương theo từ đó tập hợp lực lượng, gây bất ổn từ bên trong. Thủ đoạn trên tuy không mới nhưng lại hết sức nguy hiểm bởi nó có thể hướng lái sự chú ý của dư luận quốc tế và làm cho một số người hiểu sai sự thật, thậm chí một số cá nhân vì thiếu hiểu biết mà tin theo, bị dẫn dắt hoặc vì động cơ khác mà dẫn đến hành vi sai trái, chống phá đất nước, đi ngược lại với lợi ích quốc gia, làm ảnh hưởng đến uy tính của Việt Nam trên trường quốc tế.
M.H
0 nhận xét:
Đăng nhận xét