Thứ Tư, 14 tháng 9, 2022

Tự do ngôn luận trong khuôn khổ pháp luật

Kỷ nguyên của thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay tạo điều kiện cho hàng loạt các ứng dụng ra đời để đáp ứng nhu cầu của con người, giúp cho con người khắp nơi trên thế giới có thể bắt gặp nhau trên không gian không biên giới (không gian mạng), thoả thích trao đổi, trò chuyện, lưu giữ lại những kỉ niệm đẹp trên nền tảng mạng xã hội. Trên đó, mọi người có thể thể hiện tự do ngôn luận (một trong những quyền cơ bản của con người), đặc biệt trong thời kỳ phát triển của công nghệ thông tin hiện nay, hình thức thể hiện của tự do ngôn luận đã có sự thay đổi mạnh mẽ, Internet và mạng xã hội trở thành công cụ phổ biến để mỗi người bày tỏ quan điểm, thể hiện quyền tự do ngôn luận.
Bên cạnh, tự do ngôn luận hầu hết được những tổ chức, cá nhân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về ngôn luận, vẫn có những tổ chức, cá nhân, đối tượng phản động, đối tượng thù địch luôn tìm mọi cách lợi dụng quyền tự do ngôn luận trên không gian mạng để tuyên truyền thông tin xấu, độc, xuyên tạc sự thật, xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, cần phải kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn. Thực tiễn cho thấy, trong bối cảnh bùng nổ của internet, thông qua các trang mạng xã hội, người dùng có thể tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm, đăng tải các thông tin mà không bị ngăn cấm hoặc hạn chế. Từ những điều này đã tiềm ẩn những nguy cơ khi quyền tự do ngôn luận bị lạm dụng, nhất là khi những người đăng tải thông tin trên không gian mạng có quan điểm sai trái, thù địch, có thái độ cực đoan, chống đối Đảng, Nhà nước và nhân dân. Liên tiếp những vụ án hình sự mà các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước lợi dụng mạng xã hội để bày tỏ quan điểm, chia sẻ thông tin sai lệch để ủng hộ hành vi vi phạm của các bị can, xuyên tạc Nhà nước đang xâm phạm quyền tự do ngôn luận của công dân, kích động tập trung đông người, gây phức tạp về an ninh trật tự như:
Ngày 28/10/2021 Hội đồng xét xử Toà án huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ quyết định, tuyên phạt Trương Châu Hữu Danh (quê quán: Tỉnh Long An) cùng đồng phạm nhóm “Báo Sạch” lĩnh án tổng cộng 14 năm 6 tháng tù về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Đồng thời, tòa phạt bổ sung cấm các bị cáo hoạt động trong lĩnh vực báo chí thời hạn 3 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
Ngày 14/12/2021, Hội đồng xét xử phúc thẩm của Tòa án nhân dân TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Phạm Thị Đoan Trang (43 tuổi, trú quận Đống Đa, Hà Nội, được biết đến là blogger) 9 năm tù về tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam, quy định tại điều 88 Bộ luật hình sự 1999 (Theo cáo trạng, từ ngày 16/11/2017 đến 05/12/2018, Phạm Thị Đoan Trang có hành vi làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, bài viết có nội dung nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam).
Ngày 03/01/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Đức Hòa, tỉnh Long An đã ra quyết định khởi tố vụ án “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân” (theo quy định tại Điều 331 - Bộ Luật năm 2015, bổ sung, sửa đổi năm 2017) xảy ra tại hộ bà Cao Thị Cúc, ấp Lập Thành, xã Hoà Khánh Tây, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An nời tự xưng là “Tịnh Thất Bồng Lai”, ngày 21/7/2022 Hội đồng xét xử sơ thẩm huyện Đức Hoà đã tuyên phạt bị cáo Lê Tùng Vân 5 năm tù; các bị cáo Lê Thanh Hoàn Nguyên, Lê Thanh Nhất Nguyên, Lê Thanh Trùng Dương, mỗi bị cáo bị tuyên phạt 4 năm tù, bị cáo Lê Thanh Nhị Nguyên bị phạt 3 năm 6 tháng tù và bị cáo Cao Thị Cúc nhận mức án 3 năm tù.
Ngày 24/3/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331, Bộ luật Hình sự đối với Nguyễn Phương Hằng, sinh năm 1971, là Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam Bình Dương, do đã có những thông tin chưa được kiểm chứng, xúc phạm đến uy tín, danh dự của tổ chức, cá nhân, trái với thuần phong mĩ tục.
Mới đây, một facebooker tên thật là Nguyễn Lân Thắng, 47 tuổi, trú ngõ Thịnh Quang, quận Đống Đa, TP. Hà Nội là một tay anh chị có tiếng trong làng “nói láo” như định mệnh vào ngày 05/7/2022 đã bị Cơ quan An ninh điều tra Công an TP. Hà Nội khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, quy định tại Điều 117 Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Một sự kiện đặc biệt khác là trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khi Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đang tích cực, nỗ lực ngăn chặn, kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh, các thế lực thù địch, các đối tượng chống đối lợi dụng tình hình dịch bệnh để tuyên truyền thông tin sai trái, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước gây hoang mang dư luận xã hội. Chúng ngụy tạo bức tranh sai lệch về tình hình dịch bệnh tại Việt Nam, phát tán tin giả, dựng chuyện về số người mắc bệnh, số ca tử vong và tốc độ lây lan dịch bệnh không đúng với sự thật đã tạo tâm lý lo lắng, bất an cho cộng đồng, cản trở công tác phòng, chống dịch của Nhà nước, ảnh hưởng đến tình hình an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Thời đại ngày nay, mọi quốc gia trên thế giới đều quản lý xã hội bằng pháp luật và các quốc gia hoàn thiện hệ thống pháp luật theo tình hình, đặc điểm, điều kiện cụ thể. Điều đó thể hiện sự tiến bộ, văn minh của loài người. Thế nhưng, hiện một số người có tư tưởng chống đối, bất mãn, số cơ hội chính trị có quan hệ với các tổ chức thù địch, đối tượng phản động lưu vong, chống phá Nhà nước từ bên ngoài đang tìm cách đi ngược lại sự văn minh, tiến bộ xã hội. Các đối tượng tìm kiếm sự can thiệp từ bên ngoài nhằm kêu gọi xóa bỏ một số điều luật với các mục đích chính trị xấu như kêu gọi xóa bỏ một số điều luật được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017), bao gồm một số điều luật thuộc nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia như: Điều 109 “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”; Điều 117 “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”; Điều 331 “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Tự do ngôn luận là quyền con người cơ bản, nhưng luôn phải có giới hạn và phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Ở Việt Nam chúng ta, Đảng và Nhà nước luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận của công dân. Tự do ngôn luận được xem là quyền hiến định ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946: “Công dân Việt Nam có quyền: tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài” (Điều 10). Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 tiếp tục khẳng định:“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội,… Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” (Điều 25). Như vậy về mặt pháp luật, Đảng, Nhà nước đã ban hành khung pháp lý về quyền tự do ngôn luận đầy đủ, đồng bộ, tương thích với luật pháp quốc tế về quyền con người. Trước những lời xuyên tạc, bịa đặt của các thế lực thù địch nhằm đòi can thiệp xoá bỏ những điều cấm của pháp luật quy định về “quyền tự do ngôn luận” mỗi người dùng mạng xã hội cần những phải nâng cao tinh thần cảnh giác, sự hiểu biết để không tự biến mình thành người phạm luật, gặp những rắc rối không đáng có./.
N.H

0 nhận xét:

Đăng nhận xét