Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2022

Việt Nam luôn bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người

Trong thời gian Việt Nam tham gia ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023 – 2025 cũng là lúc hàng loạt các chiêu trò chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch tung ra nhằm triệt hạ uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Chúng tung ra hàng loạt các bài viết, thông tin phiến diện như những “đòn đánh nock out (đánh bại hoàn toàn) đối thủ trên vũ đài chính trị của Liên Hiệp quốc” các trung tâm phá hoại chính trị tư tưởng như: RFA, BBC NEWS TIẾNG VIỆT, VOA TIẾNG VIỆT, RFI…hàng ngày, hàng giờ đưa ra luận điệu vô căn cứ, rêu rao những luận điệu sai sự thật nhằm kích động, lôi kéo người dân thiếu hiểu biết trở thành nạn nhân cho những trò lừa bịp như: “Việt Nam là một quốc gia vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và triền miên, không tuân thủ các cam kết, có thành tích hợp tác kém với Hội đồng Nhân quyền (HRC)”, “Hơn 50 người chiến thắng giải thưởng môi trường toàn cầu nổi tiếng đã kêu gọi Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) bác đơn của Việt Nam ứng cử làm thành viên của hội đồng vì lý do nước này đàn áp các nhà hoạt động về khí hậu”, “Theo dõi Nhân quyền: Bộ Công an Việt Nam vẫn đàn áp theo mô hình Stalin!”…
Ngày 22/9/2022, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “Chúng tôi hoàn toàn bác bỏ những nội dung sai sự thật, không khách quan, với định kiến xấu mà một số tổ chức nước ngoài đã đưa ra về tình hình Việt Nam”. Như đã nhiều lần khẳng định, chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người. Điều này được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013 và nhiều văn bản pháp luật liên quan. Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực bảo đảm quyền con người được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Mới đây nhất, tháng 03/2022, Việt Nam đã công bố Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị mà Việt Nam đã chấp thuận theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát về quyền con người (UPR) chu kỳ III, thể hiện trách nhiệm quốc gia thành viên, sự minh bạch và nghiêm túc của Việt Nam đối với cơ chế UPR nói riêng và trong việc thực hiện các cam kết quốc tế về bảo đảm quyền con người nói chung. Việt Nam luôn tích cực thể hiện tinh thần hợp tác với các thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc, đồng thời cũng thường xuyên duy trì các cơ chế đối thoại nhân quyền song phương với một số nước; sẵn sàng cung cấp, trao đổi về các vấn đề cùng quan tâm trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở và tôn trọng lẫn nhau.
Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam. Việt Nam luôn xem con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và công cuộc phát triển đất nước, và luôn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao đời sống, quyền thụ hưởng của người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau. Các quyền và tự do cơ bản của con người được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam, được bảo vệ và thúc đẩy bởi các văn bản pháp luật cụ thể và được triển khai trong thực tiễn. Tại Việt Nam tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp luật, bởi bất cứ ai và vì bất cứ lý do gì, đều phải bị xét xử nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và bảo đảm sự thụ hưởng đầy đủ các quyền và tự do của mỗi người dân trong một xã hội an toàn, trật tự và công bằng. Trên cơ sở đó, có thể khẳng định những luận điệu xuyên tạc về nhân quyền đối với Việt Nam là vô nghĩa, vô căn cứ đi ngược lại lợi ích chính đáng quốc gia, dân tộc cần lên án, phản biện.
N.H

0 nhận xét:

Đăng nhận xét