Thứ Năm, 7 tháng 7, 2022

KHÔNG CẦN VÀ KHÔNG CHẤP NHẬN CHẾ ĐỘ ĐA ĐẢNG TẠI VIỆT NAM

Những ngày gần đây, phương tiện truyền thông đại chúng trong và ngoài nước xuất hiện hàng loạt các bài viết liên quan đến tình hình chính trị tại Trung Quốc, đặc biệt là phát biểu tại lễ kỷ niệm 25 năm Hồng Kông trở về Trung Quốc đại lục tổ chức ngày 01/7/2022, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khẳng định sự thành công và tầm quan trọng của việc duy trì lâu dài chính sách “một quốc gia, hai chế độ” tại vùng lãnh thổ này. Hồng Kông được Anh trao trả cho Trung Quốc, kết thúc thời kỳ thuộc địa và mở ra một giai đoạn mới được quản lý bởi chính sách “một quốc gia, hai chế độ” của Bắc Kinh. Theo thỏa thuận, giai đoạn này sẽ kéo dài 50 năm (1997 - 2047) và Hồng Kông với tư cách là đặc khu hành chính của Trung Quốc, sẽ được hưởng một số quyền tự trị và tự do nhất định.
Đối với vấn đề này thì Việt Nam thể hiện sự tôn trọng quy chế “Một quốc gia, hai chế độ” của Trung Quốc mà cụ thể là Việt Nam đã bình luận về việc Quốc hội Trung Quốc thông qua quyết định ban hành luật an ninh quốc gia cho Hồng Kông, theo đó Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt phát biểu tại họp báo thường kỳ chiều 28/5/20222. “Việt Nam tôn trọng và ủng hộ chính sách “Một quốc gia, hai chế độ” của Trung Quốc. Các vấn đề liên quan đến Hồng Kông là công việc nội bộ của Trung Quốc. Việt Nam luôn mong muốn tình hình Hồng Kông được ổn định và phát triển thịnh vượng”.
Đây là chủ đề nóng trên nghị trường truyền thông gần đây, các thế lực thù địch chống phá Việt Nam ra sức khoét sâu vào tình hình chính trị của Việt Nam và đưa ra những quan điểm sai trái, những hạn chế yếu kém về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam để gán ghép mưu đồ yêu cầu “một quốc gia theo chế độ đa đảng” như kiểu đất nước láng giềng Trung Quốc hiện nay chấp nhận “một quốc gia, hai chế độ” tồn tại song song.
Trò hề này không phải mới đây mà là từ lúc được các thế lực thù địch thể hiện qua chiến lược “diễn biến hòa bình” chúng đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền phá hoại cách mạng Việt Nam, trong những năm qua, các thế lực thù địch tung ra nhiều luận điệu đòi thực hiện đa đảng đối lập, lên án sự “bảo thủ” của Đảng Cộng sản Việt Nam vì không chịu “đổi mới” về chính trị, cụ thể chúng cho rằng: ở Việt Nam nếu cứ thực hiện chế độ một đảng duy nhất cầm quyền sẽ không bao giờ có dân chủ! Thậm chí, các thế lực thù địch còn tạo áp lực đòi chúng ta phải sửa đổi Điều 4 của Hiến pháp, hiến định về Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo toàn xã hội. Ngoài ra, để tăng tính thuyết phục cho những luận điệu chống phá này, chúng đã rất kỳ công tiến hành thống kê, tổng hợp lại toàn bộ những hạn chế, thiếu sót và cả những sai lầm của Đảng trong quá khứ, đặc biệt là trong lãnh đạo lĩnh vực kinh tế, quản lý xã hội để minh chứng cho sự cần thiết chấm dứt vai trò lịch sử của Đảng ta, ra sức khai thác, lợi dụng sự suy thoái, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên để kích động nhằm tạo sự phân hóa sâu sắc trong nội bộ Đảng, làm suy yếu sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc.
Đằng sau tất cả những luận điệu tuyên truyền và hoạt động chống phá ấy đều nhằm mục đích làm suy yếu và đi đến phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, loại bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam ra khỏi tiến trình phát triển của dân tộc. Đó là mưu đồ hết sức thâm độc của các thế lực thù địch mà mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi một người dân phải tỉnh táo và luôn nêu cao tinh thần cảnh giác.
Chúng lợi dụng vấn đề hiện hữu của nước bạn là “một quốc gia, hai chế độ” để chế tác, dựng kịch bản chống phá, xoáy sâu vào lòng tin của nhân dân đối với Đảng, hạ gục ý chí tự lực, tự cường của dân tộc nhằm tạo làn sóng đòi “đa nguyên, đa đảng” xô đổ thành trì là thành tựu cách mạng vĩ đại của Đảng và nhân dân ta đã tạo dựng từ bấy lâu nay.
Luận điệu mà các thế lực thù địch tập trung cổ súy cho việc thực hiện đa đảng đối lập là để có dân chủ “thực sự”! Chúng ta đều biết rằng và thực tiễn cũng đã chứng minh vấn đề dân chủ hoàn toàn không phụ thuộc vào số lượng đảng của một nước mà nó sẽ phụ thuộc chế độ chính trị, cơ chế hoạt động của đảng cầm quyền, vào trình độ, năng lực, bản lĩnh của đảng cầm quyền, vào trình độ dân trí và dân chủ của xã hội. Trên thế giới hiện nay, có không ít những nước đa đảng nhưng vẫn mất dân chủ, vẫn là những nước nghèo, kém phát triển nhất; ngược lại, cũng có những nước chỉ một đảng lãnh đạo, nhưng dân chủ vẫn được bảo đảm. Như ở Việt Nam hiện nay, thực hiện chế độ một đảng duy nhất cầm quyền nhưng dân chủ luôn được đảm bảo và phát huy. Bởi vì mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. Đó cũng là ý chí, khát vọng cháy bỏng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc.
Do đó, chúng ta phải tích cực đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ mục tiêu, lý tưởng của Đảng, không xa rời ý chí của Đảng, nguyện vọng của nhân dân. Vấn đề đa nguyên, đa đảng tại Việt Nam là không cần và không được chấp nhận.
N.H

0 nhận xét:

Đăng nhận xét