Thứ Hai, 25 tháng 7, 2022

Đối tượng phạm tội nhận giải thưởng vô nghĩa

Ngày 15/7/2022, trang BBC đưa tin “Phạm Đoan Trang được trao giải Tự do Báo chí 2022”. Theo nguồn tin của trang này, một người phụ nữ với danh xưng là “Nhà báo tự do Phạm Đoan Trang” cùng với ba “nhà báo” khác từ Cuba, Iraq, và Ukaine, đã được Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) trao tặng “Giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế năm 2022”. Dự kiến lễ trao giải sẽ diễn ra ngày 17/11 tới tại New York. Trước đó, “Nhà báo Phạm Đoan Trang” từng được trao giải “Tự do Báo chí năm 2019” của tổ chức Phóng viên Không Biên giới, hạng mục Ảnh Hưởng.
Vậy CPJ là tổ chức nào? “Nhà báo Phạm Đoan Trang” là ai? Việc trao giải thưởng như thế nhằm mục đích gì? Và ý nghĩa của giải thưởng là gì?
- Năm 1981, tại Hoa Kỳ, một nhóm người đứng ra thành lập CPJ (trụ sở tại New York - Hoa Kỳ) - một tổ chức phi lợi nhuận độc lập. Từ năm 1990, cái gọi là “Ủy ban bảo vệ các nhà báo” bắt đầu tổ chức “nghiên cứu”, thống kê và công bố báo cáo về tình trạng giam giữ các nhà báo trên toàn cầu. Trong báo cáo các năm, CPJ đã nhiều lần sử dụng thủ đoạn “đổi trắng thay đen” để xuyên tạc, vu cáo tình hình báo chí ở Việt Nam. Những năm gần đây, CPJ đã nhiều lần đưa ra nhận xét, đánh giá sai lệch tình hình tự do báo chí ở Việt Nam, ca ngợi một số blogger, những cá nhân xuất hiện trên internet chỉ để xuyên tạc, tuyên truyền kích động chống phá Ðảng và Nhà nước Việt Nam. Trước Phạm Đoan Trang, năm 2013, CPJ đã trao giải “Tự do báo chí quốc tế” cho bốn cá nhân, trong đó có Nguyễn Văn Hải (tức blogger “Ðiếu cày”) - đối tượng đang phải thụ án 12 năm tù về tội “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”. Không dừng ở đó, CPJ còn phát động chiến dịch ký thỉnh nguyện thư “ủng hộ các nhà báo Việt Nam bị cầm tù”, rồi gửi thư tới lãnh đạo Ðảng, Nhà nước Việt Nam đưa ra đòi hỏi rất vô lý. Thậm chí, CPJ còn gửi thư tới chính quyền Mỹ đề nghị gây sức ép với Việt Nam về vấn đề dân chủ, nhân quyền…! Tại sao mang danh là tổ chức phi chính phủ hoạt động độc lập, mà những người ở CPJ lại biến tổ chức này thành công cụ phục vụ cho các mưu toan của một số thế lực thù địch, hoặc thiếu thiện chí với Việt Nam?
- “Nhà báo Phạm Đoan Trang” thực ra là danh xưng do các đối tượng bên ngoài gọi cho Phạm Thị Đoan Trang (43 tuổi, trú quận Đống Đa, Hà Nội, được biết đến là blogger, từng làm việc cho nhiều tờ báo). Được sinh ra trong một gia đình nền nếp, bố mẹ Trang đều là cán bộ nghỉ hưu, các anh trai của Trang đều là những người đang công tác tại các cơ quan Nhà nước. Bản thân Trang cũng được ăn học đến nơi, đến chốn. Tháng 01/2013, do xuất cảnh đi Philippines không xin phép nên Trang bị kỷ luật buộc thôi việc. Chính thời gian này, Phạm Thị Đoan Trang đã bị tiêm nhiễm tư tưởng phản động, chống đối của số cầm đầu các tổ chức phản động lưu vong. Sau khi trở về nước, Phạm Thị Đoan Trang đóng vai “người bất đồng chính kiến”; “nổi” lên là một trong những đối tượng cầm đầu nhóm “Mạng lưới blogger Việt Nam”; có mối liên hệ mật thiết với các tổ chức phản động lưu vong như “Việt Tân”, “VOICE”; tham gia đoàn vận động nhân quyền do Việt Tân vẽ ra nhằm phản đối Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền của Liên hiệp quốc, nhằm vận động chính giới phương Tây gây áp lực để Việt Nam thay đổi chính sách nhân quyền… Phạm Thị Đoan Trang còn thường xuyên cấu kết với các phần tử chống đối, phản động trong và ngoài nước; các hội, nhóm chống đối sử dụng chiêu trò “phản biện xã hội” để thể hiện chính kiến trước những sự kiện chính trị – xã hội của đất nước, các vấn đề đang được xã hội quan tâm nhưng thực chất là lợi dụng để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kích động, cổ súy các hành vi chống đối, biểu tình, vi phạm pháp luật nhằm chống Đảng, Nhà nước. Không dừng lại ở đó, Phạm Thị Đoan Trang còn viết hàng trăm tài liệu nội dung xuyên tạc, phản động; thực hiện trên 50 lượt trả lời phỏng vấn các đài báo nước ngoài; viết, tán phát 10 cuốn sách có nội dung tuyên truyền xuyên tạc thực trạng dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, đả kích, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, hướng dẫn “kỹ năng”, cách thức đối phó với cơ quan An ninh, kích động lật đổ chế độ… Với những hoạt động như trên, sau quá trình điều tra, truy tố, xét xử, ngày 14/12/2021, Phạm Thị Đoan Trang đã bị HĐXX TAND Hà Nội tuyên phạt mức án 9 năm tù về tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, quy định tại điều 88 Bộ luật hình sự 1999.
Từ những thông tin trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thức được rằng: (1) Cái gọi là “Ủy ban bảo vệ các nhà báo” (CPJ) là một tổ chức phi lợi nhuận độc lập thiếu thiện chí, vô căn cứ và thiếu tinh thần xây dựng, coi nhẹ yếu tố khách quan. Những kết luận của CPJ rất thiếu thực tế, thậm chí là xuyên tạc thực tế. Những thông tin, số liệu được CPJ sử dụng làm căn cứ để xây dựng báo cáo, thống kê chủ yếu cóp nhặt từ internet, đặc biệt từ website của các tổ chức, cá nhân thù địch với Việt Nam; và các cá nhân được CPJ chọn trao giải “tự do báo chí quốc tế” đều có “thành tích” chống phá chính quyền nhiều hơn là thành tích viết báo! (2) Phạm Thị Đoan Trang là thành phần bất hảo, có bề dày “kinh nghiệm” chống Đảng, Nhà nước, có mối quan hệ mật thiết và là tay sai của các tổ chức bên ngoài chống phá Việt Nam.
Vậy nên, rất dễ hiểu vì sao CPJ lại lựa chọn Phạm Thị Đoan Trang là cái tên được xướng lên cho cái gọi là “Giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế năm 2022” – một giải thưởng VÔ NGHĨA!

Quang Đại

0 nhận xét:

Đăng nhận xét