Thứ Năm, 28 tháng 3, 2024

CẢNH GIÁC TRƯỚC NHỮNG CHIÊU TRÒ MỚI XUYÊN TẠC QUAN HỆ VIỆT – TRUNG

Sự kiện Tổng Bí thư Ban Chấp Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình Cận Bình tới Việt Nam từ ngày 12-13/12/2023 theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng được báo chí trong nước và quốc tế phản ánh đậm nét.
Lợi dụng sự kiện này, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị phản động đã tung ra những luận điệu đả phá, xuyên tạc, chống phá Việt Nam nhân chuyến thăm lần này của đồng chí Tập Cận Bình với những luận điệu xuyên tạc quen thuộc như: “Trung Quốc đang dần lấy hết biển, đảo của Việt Nam”, “Chính sách làm bạn với tất cả các nước của Việt Nam chẳng giúp Việt Nam bảo vệ được Biển Đông trước anh bạn phương Bắc đâu”,… Đáng chú ý, lần này “chúng” đã nhân danh yêu nước, vì độc lập, chủ quyền quốc gia, dùng tâm lý “bài Trung” để xuyên tạc mối quan hệ hữu nghị đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Hoa, mà còn bẻ cong sự thật về chuyến thăm hữu nghị của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và phu nhân đến Việt Nam trên các nền tảng mạng xã hội như“Tập Cận Bình sẽ tới Việt Nam để siết “vòng kim cô” với bộ chính trị ĐCSVN trong tuần tới. Toàn dân hãy cảnh giác!”,“Phản đối Tập cận Bình đến Việt Nam. Không tiếp rước Tập”,... của tổ chức phản động khác nhau mà nổi bật là tổ chức phản động “Việt Tân” hoặc những luận điệu xuyên tạc về một chủ đề khá mới và nhạy cảm liên quan đến khái niệm “Cộng đồng chung vận mệnh” do phía Trung Quốc khởi xướng đã xuất hiện không ít bài viết, bình luận trái chiều trên mạng xã hội về vấn đề này, đại loại như: “Việt Nam và Trung Quốc chẳng có vận mệnh chung gì hết”, “Cái bẫy của Tập Cận Bình đây mà”, “Việt Nam khó mà thoát khỏi vòng kim cô của Trung Quốc”, “Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc”, “Xưa nay trên thế giới chưa có hai quốc gia nào mà tuyên bố có chung vận mệnh với nhau cả. Nếu có thì đó chỉ là sự lừa bịp”, “Chỉ có ĐCS Việt Nam mới có nhu cầu chung vận mệnh, còn nhân dân thì nói không với kẻ suốt ngày chỉ lăm le cướp biển đảo của Việt Nam”, “Đây chỉ là lối nói xảo ngôn của Tàu Cộng. Chớ nên tin”… Đây là những suy diễn chống phá quan hệ Việt - Trung, xuyên tạc đường lối đối ngoại, chính sách ngoại giao của Đảng và Nhà nước Việt Nam là lệ thuộc, bị chi phối bởi các cường quốc của các phần tử cơ hội chính trị, thế lực thù địch. Từ đó gây nghi ngờ, hoang mang, dao động, gây chia rẽ từ bên trong, ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh và quan hệ của Việt Nam với các nước, nhất là các nước đối tác, đối tác chiến lược, khiến dư luận trong và ngoài nước hiểu sai lệch về Việt Nam.
Như chúng ta đã biết,chuyến thăm cấp Nhà nước thứ ba của đồng chí Tập Cận Bình đến thăm Việt Nam trên cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và được thực hiện vào thời điểm một năm sau chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc năm 2022. Chuyến thăm là hoạt động đối ngoại có ý nghĩa hết sức quan trọng và lâu dài đối với quan hệ hai Ðảng, hai nước được diễn ra trên khuôn khổ 15 năm quan hệ Ðối tác hợp tác chiến lược toàn diện, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc về tổng thể phát triển tích cực trong các lĩnh vực, với nhiều điểm sáng, nhất là sau chuyến thăm lịch sử tới Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hiểu biết và tin cậy chính trị giữa hai bên được nâng cao, góp phần củng cố quan hệ giữa hai Ðảng, hai nước, trước hết thông qua các chuyến thăm, trao đổi cấp cao, đặc biệt là giữa hai đồng chí Tổng Bí thư, cũng như giữa các cấp từ Trung ương tới địa phương và giao lưu nhân dân.
Tại cuộc hội đàm diễn ra chiều ngày 12/12/2023 giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, hai bên đã nhất trí xây dựng “Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam – Trung Quốc” có ý nghĩa chiến lược, nỗ lực vì hạnh phúc của nhân dân hai nước, vì hòa bình và tiến bộ của nhân loại, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, hợp tác bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, kiên trì giải quyết bất đồng thông qua biện pháp hòa bình. Trong phát biểu của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh Việt Nam coi phát triển quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu và là sự lựa chọn chiến lược, đồng thời cũng khẳng định đường lối đối ngoại nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại cũng như đường lối quốc phòng “4 không”.
Có thể khẳng định rằng, chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã đạt được những kết quả hết sức ý nghĩa và được Nhân dân trong nước, truyền thông quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Sự thật đó là minh chứng khách quan, sinh động phản bác những luận điệu bôi nhọ, chống phá, những hành động trơ trẽn và lạc lõng thậm chí mang tính chất phủ định mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam-Trung Hoa. Chính vì vậy, trong thời gian tới người sử dụng MXH cần phải nâng cao cảnh giác trước những âm mưu của các thế lực xấu, thường xuyên nâng cao hiểu biết và ý thức trách nhiệm khi sử dụng MXH, không chia sẻ thông tin có nội dung xuyên tạc, đi ngược lại quan điểm, chính sách đối ngoại của Ðảng và Nhà nước cũng như lợi ích dân tộc, lợi ích đất nước./.
N.V.L.G

0 nhận xét:

Đăng nhận xét