Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2024

Chia rẽ tình đoàn kết

Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng gần gũi và có mối quan hệ truyền thống gắn bó từ lâu đời. Hai dân tộc đã đoàn kết, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau trong những lúc khó khăn và hoạn nạn, cùng nhau vượt qua nhiều thăng trầm của lịch sử. Nhân kỷ niệm 45 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (07/01/1979 – 07/01/2024) là dịp nhân dân hai nước anh em cùng nhau ôn lại truyền thống đoàn kết, kề vai sát cánh bên nhau của quân và dân hai nước trong những giai đoạn gian khó của lịch sử hai dân tộc.
Tuy nhiên trên một số hội nhóm của bọn “ai kia, nào đó” vẫn còn xuất hiện những dòng status, coment…với tiếng nói thật “yếu ớt đầy lạc lõng” nhằm xuyên tạc cuộc chiến tranh, từ đó xuyên tạc mối quan hệ truyền thống tốt đẹp bền vững giữa Việt Nam và nước bạn Campuchia. Bằng cách dùng những mưu hèn, kế bẩn để kích động, gây mâu thuẫn, chia rẽ Việt Nam với các quốc gia láng giềng; các bọn phản động, chống đối liên tục tung ra những thông tin sai sự thật, dẫn dắt hướng lái dư luận để xuyên tạc mối quan hệ giữa Việt Nam - Campuchia và kích động tư tưởng mâu thuẫn, thù địch giữa hai nước. Trước hết, bọn chúng đã cố tình xuyên tạc lịch sử, nhất là cuộc chiến chống Khmer Đỏ và bảo vệ biên giới Tây Nam Việt Nam (1975 - 1979) của nước ta để quy chụp cho rằng “Việt Nam xâm lược, xâm lấn Campuchia”. Cùng với đó, lợi dụng vấn đề phân giới cắm mốc trên đất liền giữa hai nước chưa hoàn tất, một số kẻ “thiếu não” đã tung tin vu cáo “Hà Nội lấn chiếm đất đai Campuchia”. Thậm chí một số kẻ còn vẽ ra các “thuyết âm mưu”, cho rằng Việt Nam và Campuchia đang chơi “trò chơi chính trị”, chỉ “bằng mặt” nhưng không “bằng lòng”…chúng hoàn toàn đưa ra các luận điệu xuyên tạc lịch sử, thông tin vu khống, vô căn cứ mà không hề ngại miệng.
Chúng ta hãy cùng nhìn lại một số dấu mốc của lịch sử, đó là những thắng lợi vẻ vang đầy tự hào của cách mạng Việt Nam – Campuchia trong những năm chiến tranh đã qua, nhất là cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 của quân và dân Việt Nam đã góp phần tạo thời cơ để quân giải phóng Campuchia tiến lên giải phóng thủ đô Phnôm Pênh vào ngày 17/4/1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến của nhân dân đất nước chùa tháp. Nhưng điều mà nhân dân đất nước Campuchia không thể nào tưởng tượng ra đó là sau khi lên nắm quyền, tập đoàn Pôn Pốt đã phản bội lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân Campuchia và phá hoại truyền thống đoàn kết, hữu nghị của nhân dân hai nước, thực hiện chính sách diệt chủng ở Campuchia và xâm lược biên giới Tây Nam của Việt Nam xâm phạm nghiêm trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, bảo vệ Đảng, Nhà nước ta, đồng thời đáp ứng lời kêu gọi của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia, từ ngày 23/12/1978, Quân tình nguyện Việt Nam cùng Lực lượng vũ trang của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia mở cuộc tổng phản công; tiến công và lần lượt phá vỡ toàn bộ hệ thống phòng thủ của quân Pôn Pốt. Ngày 07/01/1979, Quân tình nguyện Việt Nam và Lực lượng vũ trang của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia đã giải phóng Phnôm Pênh lần thứ hai, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của tập đoàn phản động Pôn Pốt và chế độ diệt chủng ở Campuchia.
Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng cùng nằm trên bán đảo Đông Dương, với nhiều điểm tương đồng, quân và dân hai nước luôn gần gũi, gắn bó, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây, cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Thực tiễn đã minh chứng, mối quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước dù trải qua không ít thăng trầm vẫn luôn gắn bó chặt chẽ, mật thiết và được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, tùy vào từng bối cảnh, tình hình và từng thời điểm lịch sử cụ thể. Việc tăng cường sự đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai Đảng, hai Nhà nước là nhân tố quan trọng hàng đầu đối với cách mạng mỗi nước trong thời điểm hiện nay.
Nguyễn Huỳnh Phương

0 nhận xét:

Đăng nhận xét