Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2024

SỨC KHỎE LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC LUÔN LÀ “MIẾNG MỒI THƠM” ĐỂ CÁC PHẦN TỬ XẤU BU BÁM

Có thể nói, năng lực, trình độ, tầm nhìn, kết quả hay thậm chí những vấn đề mang tính cá nhân như nhân thân, gia đình, đời sống tình cảm,… của các nhà lãnh đạo đứng đầu quốc gia luôn luôn là vấn đề được công chúng và dư luận đặc biệt quan tâm. Trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam cũng như vậy. Điển hình có thể kể đến như việc người dân Nga hay cả người dân của nhiều quốc gia trên thế giới giành sự quan tâm đặc biệt về cuộc hôn nhân tan vỡ của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Hay câu chuyện tình đẹp như mơ của Tổng thống Pháp Macron và vợ: Chàng trai 17 tuổi năm ấy với lời hứa “dù thế nào cũng sẽ lấy em” với cô giáo dạy văn hơn 24 tuổi của mình. Hay mới nhất là việc ông Gabriel Attal được bổ nhiệm làm thủ tướng Pháp ở tuổi 34, ông là thủ tướng trẻ nhất và cũng là thủ tướng đầu tiên công khai là người đồng tính của Chính phủ Pháp.
Ở mõi người, phần sẽ muốn biết và hiểu nhà lãnh đạo của họ có những gì, sẽ làm được và tạo ra những gì cho họ. Hay nói một cách thẳn thắn là cái lợi ích mà họ có được khi người đó trở thành lãnh đạo của một quốc gia, đất nước. Tuy nhiên, phần khác lại mang tính tò mò. Tò mò là một trong những đặc tính gắn liền với bản năng, tâm lý con người. Tính tò mò là một trong những động lực kích thích sự tìm tòi, khám phá, tìm kiếm, sáng tạo, phát minh ra những cái mới, thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người. Tuy vậy, không hẳn sự tò mò nào cũng có lợi, mà ngược lại sự tò mò bị lôi kéo, dẫn dắt bởi tâm lý đám đông có thể gây ra những hệ lụy tai hại.
Trong thời gian gần đây, tại Việt Nam, lợi dụng sự tình cảm yêu quý, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các phần tử xấu bên ngoài đã sử dụng chiêu bài tung loạt thông tin thất thiệt về tình hình sức khỏe của ông trên tất cả các phương tiện truyền thông chúng có như BBC, RFA, RFI, VOA,… hay trên các nền tảng mạng xã hội từ Facebook, Youtube, TikTok,… gây hoang mang, xôn xao trong dư luận. Chúng dám thẳng thắn tuyên bố “cụ Tổng đã qua đời”, hay sức khỏe “cụ Tổng nguy kịch” Trung ương Đảng tìm người kế nhiệm v.v… Trước những thông tin sai sự thật đó, nhiều đối tượng chống đối và phần tử xấu trong nước đã “hùa theo” xem đây như là một “sự thật”, từ đó đưa ra loạt các nội dung khác nhằm chống Đảng, Nhà nước. Nhiều người dân đã hoang mang, thậm chí lo lắng không biết liệu đó có phải là sự thật hay không?
Tuy nhiên, trái lại với các thông tin chúng đưa, sáng 15/01, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã dự khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ 5 của Quốc hội. Hàng loạt các cơ quan truyền thông đã đưa tin, hình ảnh đậm nét về phiên họp nói chung và Tổng Bí thư nói riêng. Qua đó đã minh chứng cho sự dối trá của chúng, phải nói đây chính là “cú tát thẳng vào mặt” các đối tượng xấu bên ngoài.
Mõi người dân khi tham gia mạng xã hội khi tiếp thu cần chắt lọc thông tin, ngoài ra để đảm bảo tính chính xác của thông tin cần phải kiếm chứng từ nhiều nguồn khác nhau, nhất là các nguồn từ báo chí chính thống của Việt Nam./.

Quang Đại

0 nhận xét:

Đăng nhận xét