Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2024

Việt Nam luôn đảm bảo đầy đủ tất cả các quyền cơ bản, phổ biến của con người

Trong quá trình điều tra, khởi tố số đối tượng tại nơi tự xưng “Tịnh Thất Bồng Lai” (hay còn gọi là “Thiền Am bên bờ vũ trụ”), số luật sư tham gia bào chữa các đối tượng tại đây như Đặng Đình Mạnh, Đào Kim Lân, Nguyễn Văn Miếng,… đã lợi dụng vụ án để xuyên tạc, vu cáo chính quyền tỉnh Long An, đả kích nền Tư pháp Việt Nam. Từ đó, đưa ra những luận điệu, nhận định mang tính chủ quan, vô căn cứ, hồng dẫn dắt dư luận, vu cáo Việt Nam ta “đàn áp tôn giáo”, “vi phạm dân chủ, nhân quyền”,… Luật sư Đào Kim Kim sử dụng trang facebook cá nhân của mình đăng tải nội dung thông tin cho rằng lực lượng Công an Long An “bôi nhọ, vu khống Tịnh thất Bồng Lai, nay mấy trò hề cũ lại tiếp diễn với nhiều cơ quan khác tham gia game show này”, “Việc Sở y tế TPHCM tìm hồ sơ khám chữa bệnh của các cô theo yêu cầu vi hiến của An ninh Long An xuất phát từ đây”. Nặng nề hơn, người mang danh luật sư đánh giá chủ quan cho rằng “BẰNG CHỨNG VIỆT NAM VI PHẠM NHÂN QUYỀN NGHIÊM TRỌNG VÀ CÓ TỔ CHỨC”!
Vậy, tại Việt Nam tình trạng nhân quyền đang diễn ra như thế nào mà số luật sư trên lại thản nhiên đưa ra đánh giá.
Nhân quyền hay quyền của con người là những quyền tự nhiên của con người và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào. Nhân quyền là danh từ trong sáng, dùng để chỉ một trong những giá trị căn cốt của loài người. Với Việt Nam, những thành tựu ấy được minh chứng cụ thể qua việc không ngừng nâng cao đời sống, bảo vệ các quyền hợp pháp của người dân, đồng thời tích cực đóng góp cho nỗ lực thúc đẩy quyền con người trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, quyền con người đều không có tính tuyệt đối, trong lĩnh vực nhân quyền, giữa quyền và nghĩa vụ luôn song hành, thống nhất với nhau, không tách rời nhau. Trong bất kỳ thể chế chính trị nào hiện nay, quyền con người không được xem là quyền tuyệt đối mà bị giới hạn bởi các quy định của pháp luật để ngăn cản, điều chỉnh, xử lý những hành vi lạm dụng quyền của cá nhân, tổ chức này xâm hại đến quyền lợi của cá nhân, tổ chức, Nhà nước.
Khi nói về quyền và nghĩa vụ, tại khoản 1, Điều 29, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 quy định: “Tất cả mọi người đều có những nghĩa vụ với cộng đồng mà ở đó nhân cách của bản thân họ có thể phát triển một cách tự do và đầy đủ”. Theo khoản 2 điều này thì mỗi người trong khi hưởng thụ các quyền và tự do cá nhân đều phải chịu những hạn chế do luật định nhằm bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng các quyền và tự do của người khác…
Ở Việt Nam, quyền con người được thể hiện đậm nét trong bản Tuyên ngôn Độc lập, được Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Tại Điều 14, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Việt Nam đều lấy con người là trung tâm, phấn đấu cho mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, phát triển đất nước phồn vinh, tất cả vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Điều này đã được các văn kiện qua các kỳ đại hội Đảng chỉ rõ, đặc biệt Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”.
Chính vì thế, khi nói về nhân quyền, Việt Nam luôn đảm bảo đầy đủ tất cả các quyền cơ bản, phổ biến của con người được nêu trong Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới năm 1948 và các công ước quốc tế khác của Liên hợp quốc về quyền con người. Tuy nhiên, Việt Nam không dung túng, bao che cho các hành vi vi phạm pháp luật, sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội như những gì đã xảy ra tại nơi tự xưng “Tịnh Thất Bồng Lai”. Bởi lẽ, Việt Nam là một nhà nước pháp quyền!

Quang Đại (tổng hợp)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét