Thứ Năm, 5 tháng 9, 2024

Tiễn biệt Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng - Người Cách mạng kiên trung hết lòng vì nước vì dân.

Những ngày này, cả dải đất hình chữ S tràn ngập trong nỗi buồn và tiếc thương sâu sắc trước sự ra đi vĩnh viễn của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông là một vị lãnh đạo tài ba, tận tụy, được mệnh danh là “người đốt lò” vĩ đại, với những đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt trong công tác phòng chống tham nhũng. Suốt cuộc đời mình, ông đã không ngừng nỗ lực vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân Việt Nam, để lại di sản quý báu và là tấm gương sáng ngời cho thế hệ mai sau. Tuy nhiên, lợi dụng hoàn cảnh đau buồn này, một số cá nhân và tổ chức phản động đã tung ra những luận điệu xuyên tạc về cuộc đời và những thành tựu của ông, nhằm gây chia rẽ nội bộ và kích động dư luận.
Gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 19/12/1967, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến gần như trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Trải qua 80 mùa xuân cùng đất nước, với gần 57 năm tuổi Đảng, 14 năm trên cương vị Tổng Bí thư, hơn 2 năm làm Chủ tịch nước và hơn 5 năm làm Chủ tịch Quốc hội, ông đã thể hiện tài năng, trí tuệ và lòng nhiệt huyết, ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng người dân Việt Nam và cả trên trường quốc tế hình ảnh một người lãnh đạo vô cùng xuất sắc, tài ba của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đóng góp to lớn vào sự phát triển và thịnh vượng của đất nước.
Nhắc đến ông, người người còn nhớ danh xưng “người đốt lò” vĩ đại, vì ông nổi tiếng với quyết tâm chống tham nhũng. Trong những năm qua, có nhiều Đảng viên bị xử lý, kỷ luật do tham nhũng. Dưới sự chỉ đạo của ông, nhiều vụ án tham nhũng lớn đã được phát hiện và xử lý nghiêm minh, dù đó là những quan chức cấp cao, có cả Ủy viên Bộ chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, các bộ trưởng,... tất cả những ai bị sai phạm đều bị xử lý đúng người, đúng tội, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước và củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng. Tại phiên họp thứ 12 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng ngày 31/7/2017 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu: “Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy”, cho thấy rằng cuộc chiến chống tham nhũng là một nhiệm vụ trọng tâm, không khoan nhượng và cần được tiến hành liên tục, lâu dài. Lúc bấy giờ, cũng đã không ít luận điệu xuyên tạc được đưa ra rằng cuộc chiến chống tham nhũng mà đồng chí Nguyễn Phú Trọng thực hiện là việc thanh trừng phe phái để củng cố quyền lực, nhưng rõ ràng, những gì đã đạt được, không có sự ngoại lệ cũng không có vùng cấm nào, những cán bộ có tài nhưng không có đức, tham lam, tư lợi cá nhân đã phải trả giá là minh chứng đập tan mọi luận điệu chống phá, xảo trá của những kẻ chuyên “gắp lửa bỏ tay người”.
Ngoài ra, Bác TBT còn nêu quan điểm đối ngoại “cây tre” với hình ảnh gốc vững chắc, thân mềm mại, cành lá uyển chuyển để mô tả các chính sách tiếp cận đối ngoại của Việt Nam là “có nhiều bạn bè hơn, ít kẻ thù hơn”, ông kiên định bảo vệ con đường xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam độc lập, tự chủ.
Xưa nay, sinh – lão – bệnh – tử vốn là quy luật bất biến của cuộc sống, người ta còn có câu “thất thập cổ lai hy” mang ý nghĩa là đời người sống đến 70 xưa nay hiếm, dẫu vậy ở tuổi gần 80, đồng chí Nguyễn Phú Trọng vẫn tận tụy cống hiến cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Hình ảnh ông tiếp tục làm việc trong những ngày điều trị bệnh tại Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108 đã làm nhiều người xúc động, ông trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và kiên cường.
Nhắc về ông, hình ảnh một người lãnh đạo đáng kính với mái tóc trắng phơ, khuôn mặt phúc hậu cùng nụ cười hiền lành, gần gũi khi tiếp xúc với người dân, hay oai nghiêm, đỉnh đạc, công bằng, kiên định trong công việc là những gì mà người ta nhớ về Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.
Không có xe sang, không ở nhà cao cửa rộng, không rao giảng những giáo điều sáo rỗng, những gì mà đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến, đặt mọi tâm huyết đã và đang là ngọn cờ, là tấm gương sáng cho thế hệ tiếp nối noi theo.
“Cái quý nhất của con người là cuộc sống và danh dự sống, vì đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí; để khỏi hổ thẹn vì những việc làm ty tiện, đớn hèn, bị mọi người khinh bỉ; để đến khi nhắm mắt xuôi tay, ta có thể tự hào rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời - sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người mang lại hạnh phúc cho nhân dân!”, ông nói.
Chính vì thế, dù ta đang đau buồn, hay có một phút yếu lòng, cũng hãy luôn tỉnh táo, tinh tường để nhận biết được những lời lẽ xảo trá, điêu ngoa của những kẻ “thừa nước đục thả câu”, lợi dụng tình thế này để rêu rao những điều không đúng, đưa ra những luận điệu xuyên tạc, gây chia rẽ và kích động dư luận, làm suy yếu lòng tin của nhân dân với Đảng và nhà nước hòng nhen nhóm cơ hội để can thiệp, gây ảnh hưởng và thay đổi tình hình chính trị theo hướng có lợi cho họ.
Hãy nhớ rằng những kẻ chỉ biết lợi dụng sự đau thương từ người khác, hạ thấp danh dự của “người đã khuất” cũng chỉ là kẻ hèn hạ, vô nhân tính và thiếu nhân văn mà thôi. Hãy tỉnh táo và luôn nhớ lời Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng căn dặn: “Đời người chỉ sống có một lần phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những việc làm ti tiện đớn hèn vô liêm sỉ, tiền bạc lắm, làm gì hết ca mang theo được đâu. Danh dự mới là điều thiêng liêng cao quý nhất”./.

NgoDi

0 nhận xét:

Đăng nhận xét