Thứ Ba, 10 tháng 9, 2024

Từ hiện tượng mạng “Thích Minh Tuệ” cần hiểu đúng về tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Thời gian qua “Thích Minh Tuệ” đã trở thành từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất trên Google, được nhắc đến bởi hàng triệu tài khoản tiktok, facebook, zalo, instagram, youtube….hoặc ngồi ở một góc phố, quán nước, quán ăn nào đó thỉnh thoảng lại nghe mọi người bàn về “Thích Minh Tuệ”, tạo nên một hiện tượng mạng xã hội, một làn sóng dư luận về “Thích Minh Tuệ”.
Tháng 5 vừa qua, trên các nền tảng mạng xã hội lan truyền nhanh chóng những video clip, hình ảnh về người đàn ông trong bộ y phục gần giống y phục phật giáo đầu trần, chân đất, ôm lỗi nồi cơm điện đi khất thực tại một số tỉnh, thành phố phía Bắc và Bắc Trung bộ được mọi người gọi là “sư Thích Minh Tuệ” thu hút sự quan tâm của dư luận. “Thích Minh Tuệ” tên thật là Lê Anh Tú; sinh năm 1981; quê ở xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, ông là con thứ hai trong gia đình có bốn người con. Năm 1994 ông cùng gia đình chuyển đến xã La Tô, huyện La Grai, tỉnh Gia Lai sinh sống. Lê Anh Tú từng đi nghĩa vụ quân sự khoảng 03 năm, sau khi xuất ngũ ông theo học Trường Trung cấp Lâm Nghiệp Tây Nguyên, sau khi tốt nghiệp ông làm địa chính viên cho một công ty tư nhân có trụ sở tại tỉnh Phú Yên. Năm 2015, Lê Anh Tú nghỉ việc và xuất gia đi tu lấy pháp danh là “Thích Minh Tuệ”, ông từng tu tập tại một số ngôi chùa trong thời gian ngắn rồi bỏ đi. Từ năm 2016, “Thích Minh Tuệ” bắt đầu tự thực hành tu tập theo pháp môn “hạnh đầu đà” của Phật giáo; đã 03 lần đi khất thực từ Nam ra Bắc và ngược lại.
Một số người vì mục đích bán hàng, muốn được chú ý hay do bị chi phối bởi động cơ nào đó, một số youtuber, tiktoker, facebooker… đã thổi phồng về “Thích Minh Tuệ”, kích động tính hiếu kỳ của dư luận. Chạy theo trào lưu hàng nghìn từ kháp các tỉnh, thành phố trên cả nước đã gác lại mọi công việc để đón lõng đi theo “sư thầy”, xô đẩy, chen lấn, tranh chỗ để quay phim, chụp ảnh…tạo nên khung cảnh nhốn nháo, lộn xộn, gây mất an ninh trật tự lực lượng chức năng phải can thiệp, phân tán đám đông đảm bảo tình hình an ninh, trật tự. Đáng chú ý, ngày 30/5/2024 ông Lương Thanh Sơn (sinh năm 1977, ở Tp. Hồ Chí Minh) đã tử vong do bị sốc nhiệt vì đi theo “Thích Minh Tuệ”. Nhận thức rõ điều này cũng như quyền và nghĩa vụ của công dân, từ ngày 3/6/2024, “Thích Minh Tuệ” đã tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực.
Lợi dụng vụ việc các thế lực thù địch đã tăng cường các hoạt tuyên truyền chống phá chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Chúng tuyên truyền, rêu rao Giáo hội Phật giáo Việt Nam do nhà nước lập ra, tăng, ni Phật giáo là “sư nhà nước” được nhà nước bảo vệ, tìm mọi cách để “moi tiền” của nhân dân. Chúng cho rằng chính quyền Việt Nam đàn áp tôn giáo bắt ép “Thích Minh Tuệ” ẩn tu, cho người canh giữ. không cho đi khất thực
Cần hiểu đúng về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo
Tính đến 2022, Việt Nam chính thức công nhận 16 tôn giáo với 43 tổ chức; 26,5 triệu tín đồ, hơn 53 nghìn chức sắc, 135 nghìn chức việc; hơn 29 nghìn cơ sở thờ tự. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có một số lượng rất đông đảo người dân có niềm tin và thực hành theo các sinh hoạt tâm linh truyền thống/dân gian – thường vẫn được tuyên bố là “không tôn giáo”.
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đảm bảo và tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động tự do trong khuôn khổ pháp luật, tạo môi trường sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo ổn định, lành mạnh trên đất nước Việt Nam. Luật pháp Việt Nam bảo vệ quyền tự do tôn giáo nhưng cũng nghiêm khắc xử lý các hành vi lợi dụng tôn giáo.
Đặc biệt, năm 2013, Quốc hội Việt Nam thông qua Hiến pháp năm 2013 với rất nhiều nội dung liên quan quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Lần đầu tiên, Hiến pháp xác định không phải chỉ công dân mới có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo mà tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền tự thân, vốn có của mọi người và được Nhà nước bảo hộ. Có thể thấy rõ vấn đề này trong Điều 24: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.
Điểm nổi bật hơn là tháng 11/2016, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo lần đầu tiên được Quốc hội Việt Nam thông qua, Điều 6 quy đinh các hành vi bị nghiêm cấm “Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường; Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khoẻ, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau; Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi”.
Điều đó đồng nghĩa những vi pháp pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo sẽ bị xử lý nghiêm.
N.D.K

0 nhận xét:

Đăng nhận xét