Thứ Ba, 15 tháng 9, 2020

VỤ ÁN ĐỒNG TÂM MỘT BÀI HỌC XƯƠNG MÁU

Nói về vụ án Đồng Tâm mọi
người Việt Nam ai cũng biết là vụ án rất nghiêm trọng đã xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội vào ngày 9.1.2020 là vụ án được dư luận trong và ngoài nước quan tâm, nhiều đối tượng vi phạm pháp luật với hành vi manh động, dã man, gây bức xúc dư luận. Vụ án nêu trên do một nhóm đối tượng lợi dụng danh nghĩa đảng viên lôi kéo, lừa mị người dân tham gia các hoạt động sai phạm. Theo Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, Người Phát ngôn của Bộ Công an cho biết: Nguyên nhân trực tiếp là hoạt động chống đối của một số đối tượng trong cái gọi là “Tổ đồng thuận” do ông Lê Đình Kình đứng đầu thành lập, coi thường pháp luật, lợi dụng khiếu nại, tố cáo, đấu tranh chống tham nhũng, tâm lý ham muốn vật chất của một số người dân để tập hợp, lôi kéo những người bất mãn, tiêu cực, kể cả số nghiện hút ma túy, số có tiền án tiền sự tham gia các hoạt động gây mất an ninh, trật tự tại địa phương. Đặc biệt, Ông Lê Đình Kình nguyên Huyện ủy viên, Bí thư Đảng ủy xã, nguyên Trưởng Công an xã Đồng Tâm. Năm 1982, do không trúng cử vào Ban Chấp hành Đảng bộ xã, dù đã được bố trí làm thư ký văn phòng UBND xã Đồng Tâm, nhưng ông Kình vẫn nảy sinh tâm lý bất mãn, không mặn mà với công việc. Sau khi nghỉ hưu, ông này thường xuyên lôi kéo, tập hợp một số cán bộ cốt cán của xã Đồng Tâm và con cháu trong dòng họ Lê Đình để kích động gây mâu thuẫn, chia rẽ nội bộ.
Đúng là một đảng viên mất chất, một dòng họ Lê Đình gian manh. Ông bà mình có câu “Một người làm quan cả họ được nhờ”, nhưng ở đây lại có cả một dòng họ chiếm lĩnh lãnh đạo ở địa phương như: nhiều vị trí trưởng thôn, phó thôn Hoành trước đây là con, cháu của ông Kình, như Lê Đình Công, nguyên Trưởng thôn là con trai ông Kình; Lê Đình Ba, nguyên Phó thôn là cháu ông Kình... ngay cả ông Kình cũng là Bí thư Đảng ủy xã thì hỏi sao …? Đặc biệt, từ khi ông Kình không trúng cử vào BCH Đảng bộ xã và sau đó về hưu không có quyền lực gì nên sinh ra bất mãn lôi kéo nhiều thành phần bất hảo ở địa phương gây mất an ninh, trật tự trên địa bàn, gây bức xúc, bất bình trong đại bộ phận quần chúng nhân dân, kích động một số người dân xã Đồng Tâm ngang nhiên lấn chiếm đất quốc phòng, tấn công quần chúng không cùng quan điểm, đe dọa, tấn công cán bộ, chiến sỹ thực hiện nhiệm vụ tại thôn Hoành; bọn chúng còn thông qua mạng xã hội tìm kiếm sự ủng hộ, hỗ trợ, hướng dẫn phương thức hoạt động chống phá từ các đối tượng phản động lưu vong và phần tử xấu. Ông Lê Đình Kình trong bối cảnh dòng họ Lê Đình có ảnh hưởng lớn tại thôn Hoành, hậu quả là sự thoái hóa biến chất của một bộ phận cán bộ đảng viên, mượn danh nghĩa đảng viên, lo cho dân để chống lại chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước…Những việc làm của dòng họ Lê Đình mà đặc biệt là vai trò chủ mưu của Lê Đình Kình đã làm 3 chiến sỹ công an bị chết oan. Thế nhưng, một điều đáng nguyền rủa cho các luật sư bào chữa các bị cáo như các luật sư: Hà Huy Sơn, Đặng Đình Mạnh, Lê Văn Luận đòi hỏi những chuyện không đâu, trong khi các bị cáo đã cúi đầu nhận tội và xin tha thứ cho việc làm của mình trong thời gian qua và cũng mong gia đình 3 chiến sỹ công an tha thứ cho mình thì các luật sư này lại đòi hỏi những chuyện phi lý như: nói công an dựng chuyện 3 chiến sỹ công an tử vong để đổ tội cho 29 bị cáo giết người… Họ còn đề nghị tòa công bố kế hoạch, phương án đảm bảo an toàn, an ninh địa phương tại Đồng Tâm của lực lượng chức năng. Là luật sư mà không biết “Kế hoạch này mang mức độ tối mật, không ai có quyền tiếp cận. Ai làm lộ bí mật Nhà nước, tùy tính chất mức độ, người đó sẽ bị xử lý”…Đúng là bí đường nên buộc lòng các luật sư này phải đòi hỏi vô lý để vui lòng cho thân chủ của mình. Nhìn tổng thể cho thấy cũng chính sự thiếu hiểu biết về pháp luật và ham mê vật chất mà ông Kình hứa sẽ phân bổ đất sau khi sự việc thành công nên một số đối tượng tham gia để có đất sau này. Còn nói về luật sư bào chữa cho bị cáo thì quá là “không biết gì về pháp luật”. Trong những lời nói cuối cùng của phiên tòa, các bị cáo đã xin lỗi nạn nhân, thể hiện thái độ thành khẩn để được hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật, có tới 7 bị cáo (Lê Đình Doanh; Lê Đình Uy; Nguyễn Văn Tuyển; Trịnh Văn Hải; Nguyễn Thị Lụa; Nguyễn Văn Duệ) có hành động xin giảm án, đó là bị cáo chủ động xin từ chối các luật sư tiếp tục bào chữa cho mình thì mấy ông luật sư này lại xúi họ ngược lại, thậm chí “sáng tạo” ra các tình tiết mới của vụ án, đưa ra những đòi hỏi phi lý đến ngỡ ngàng của chính các bị cáo, gọi là “cứu chữa” cho thân chủ của mình nhưng không ngờ thân chủ mình không cần đến mà tự thành khẩn xin giảm án cho mình thì các luật sư này thấy sao ?!!!
Trong ngày kết luận phiên tòa, Viện KSND đã đề nghị mức án các bị cáo nhóm tội giết người gồm: Tử hình đối với Lê Đình Công và Lê Đình Chức, Chung thân đối với Lê Đình Doanh. Tù từ 16 - 18 năm đối với bị cáo Bùi Viết Hiểu và Nguyễn Quốc Tiến, Tù từ 14 - 16 năm đối với bị cáo Nguyễn Văn Tuyển. Và 19 bị cáo được thay đổi tội danh truy tố bị đề nghị mức án từ 15 - 16 tháng tù (cho hưởng án treo) và án tù từ 6 - 7 năm tù giam… Mức án này đã có tình tiết giảm nhẹ do các bị cáo thành khẩn khai báo và nhận tội trước tòa. Theo Thiếu Tướng Tô Ân Xô - Chánh văn phòng Bộ Công an: Thực tế vụ án xảy ra tại xã Đồng Tâm để lại nhiều bài học, nhất là trong công tác xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng nông thôn và việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, việc giải quyết dứt điểm từ sớm những mâu thuẫn, bức xúc trong nhân dân, không để các đối tượng có điều kiện lợi dụng kích động chống phá.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét