Thứ Tư, 5 tháng 9, 2018

BẢO VỆ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VÀ AN NINH QUỐC GIA


Tại kỳ họp lần thứ năm Quốc hội khóa
XIV, ngày 12-6-2018, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông quan Luật An ninh mạng với tỷ lệ cao (86,86% địa biểu quốc hội tán thành).
Luật an ninh mạng gồm 7 chương, 43 điều. Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng là: 1-Tuân thủ Hiến Pháp và pháp luật ; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; 2-Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam , sự quản lý thống nhất của Nhà nước; …3-kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ và bảo vệ an ninh mạng…bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng…”(Điều 4).
Luật an ninh mạng chỉ quy định các chế tài đối với việc sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi chống Nhà nước, xâm phạm quyền lợi và lợi ích của cơ quan, tô chức, cá nhân. Đó là những hoạt động sau: (1)-Tồ chức, hoạt động, cấu kết, xúi dục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; (2) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về thế giới, phân biệt chủng tộc; (3) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế-xã hội…xâm phạm quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; (4) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người, đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tôi ác; phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc…;(5) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội…(6) Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi” (Điều 8).
Như vậy, xét về lợi ích quốc gia, dân tộc, bao gồm cả quan hệ quốc tế, Luật an ninh mạng không chỉ bảo vệ, bảo đảm tốt hơn độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia (trên không gian điện tử) mà còn tạo điều kiện bảo đảm tốt hơn lợi ích quốc gia, bản sắc văn hóa dân tộc. Đây là điều quan trọng nhất đối với mỗi Nhà nước trong điều kiện internet, mạng xã hội đang phát triển như vũ bão. Và luật an ninh mạng phù hợp với Hiến pháp và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Hiện nay, đã có hang trăm quốc gia trên thế giới có đạo luật này và nhiều chuyên gia quốc tế cũng ghi nhận, Luật An ninh mạng của Việt Nam không xâm phạm nhân quyền.
Thế nhưng, trong những ngày qua, những kẻ có ý đồ phá hoại an ninh chính trị, trật tự xã hội kết cấu với các thế lực thù địch thực hiện các chiêu trò nham hiểm để xuyên tạc, chống phá chúng ta, chúng tiếp tục thổi phòng về Luật An ninh mạng nhằm “bịt mồm nhân dân”, đe dọa nghiêm trọng cuộc sống của người dân, “Luật an ninh mạng bóp nghẹt tự do, dân chủ” và chúng cũng phát động cái gọi là phong trào “bất tuân dân sự” đối với Luật an ninh mạng và sự quản lý của Nhà nước.
Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mọi công dân điều bình đẳng, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Luật an ninh mạng đã được quốc Hội thông qua, được Chủ tịch nước ký kết ban hành thì đạo luật đó phải được tôn trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Pháp luật củ ta hiện nay bảo vệ quyền lợi cho hang triệu người lao động” nhưng cũng chỉ rõ: “người nào sử dụng quyền tự do quá mức của mình mà phạm đến tự do của người khác là phạm pháp”.
Luật an ninh mạng với những nội dung cụ thể và giữ vai trò bảo đảm các hoạt động trên không gian mạng luôn hữu ích với người sử dụng, góp phần tạo dựng môi trường thông thương, học tập, trao đổi, giao lưu, tâm tình; đồng thời chúng ta cũng coi đây là xây dựng một “thế trận chiến tranh nhân dân trên mạng” – một vấn đề có ý nghĩa sống còn để bảo vệ chính trị tư tưởng cách mạng, an ninh quốc gia và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
Chính Trực

0 nhận xét:

Đăng nhận xét