Mấy ngày qua, cộng đồng mạng xã hội xôn xao về hình ảnh Vạn Lý Trường
Thành - một công trình nổi tiếng của Trung Quốc in trên trang bìa Sách giáo khoa (SGK) và trang bìa sách bài tập Lịch sử Lớp 7 của Việt Nam khiến dư luận bất bình, kèm theo những chỉ trích cho rằng “Việt Nam lệ thuộc Tàu rồi”. Thế là những người có tư tưởng “bày tàu” bắt đầu nổi cơn thịnh nộ không tiếc lời lên án nào là: “sắp chung một nhà”, “công khai trơ trẽn”, “bán nước thiệt rồi”… Một số khác lại cho rằng: Vì sao phải dùng hình ảnh Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc, trong khi Việt Nam không thiếu những kỳ quan đã được Unesco công nhận hoặc các hình ảnh lịch sử tiêu biểu như Hoàn Thành Thanh Long, Mỹ Sơn, Kinh Thành Huế… Song, cũng không ít người đánh giá hình ảnh này hoàn toàn bình thường, không có gì đáng bàn cải bởi đây là một trong những công trình tiêu biểu của nhân loại, là một phần trong tiến trình lịch sử thế giới.
Thành - một công trình nổi tiếng của Trung Quốc in trên trang bìa Sách giáo khoa (SGK) và trang bìa sách bài tập Lịch sử Lớp 7 của Việt Nam khiến dư luận bất bình, kèm theo những chỉ trích cho rằng “Việt Nam lệ thuộc Tàu rồi”. Thế là những người có tư tưởng “bày tàu” bắt đầu nổi cơn thịnh nộ không tiếc lời lên án nào là: “sắp chung một nhà”, “công khai trơ trẽn”, “bán nước thiệt rồi”… Một số khác lại cho rằng: Vì sao phải dùng hình ảnh Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc, trong khi Việt Nam không thiếu những kỳ quan đã được Unesco công nhận hoặc các hình ảnh lịch sử tiêu biểu như Hoàn Thành Thanh Long, Mỹ Sơn, Kinh Thành Huế… Song, cũng không ít người đánh giá hình ảnh này hoàn toàn bình thường, không có gì đáng bàn cải bởi đây là một trong những công trình tiêu biểu của nhân loại, là một phần trong tiến trình lịch sử thế giới.
Được biết, chương trình Lịch sử lớp 7 có phần Lịch sử thế giới, trong đó có lịch sử Trung Quốc thời phong kiến, nên minh họa hình ảnh Vạn Lý Trường Thành ở trang bìa nhằm gợi mở, thể hiện một phần nội dung của sách. Nếu nói theo kiểu “Sách lịch sử in hình nước nào thì lệ thuộc nước đó”, vậy Việt Nam còn lệ thuộc Ý, Pháp, Nhật và cả Nga… nữa chăng? Vì Sách Lịch sử Lớp 6 có in hình Đấu trường Roma của Ý, Lớp 8 in hình cách mạng của Pháp, Lớp 9 in hình cầu vượt đảo của Nhật và Lớp 11 in hình điện Kremlin của Nga… Sao không thấy ai phản ứng mấy cuốn sách đó, mà chỉ trích mỗi Sách Lịch sử Lớp 7?
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, phát triển. Việc giao lưu văn hóa với các nước là điều không thể tránh khỏi. Chúng ta càng phải tự hào có truyền thống yêu nước đánh giặc ngoại xâm đứng lên giành độc lập tự chủ nhưng cũng không thể phủ nhận những thành tựu văn hóa tiên tiến của các nước trên thế giới, vì lẽ đó Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành và kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại, trong đó có một phần triết lý của Khổng Tử. Hiện nay, nhiều Trường Đại học ở Nga, Pháp, Cuba có hẳn một bộ môn chuyên biệt nghiên cứu về Hồ Chí Minh và tư tưởng Hồ Chí Minh hay ở Mỹ nhiều trường đại học có hẳn một Khoa Việt Nam học, chuyên nghiên cứu về văn hóa, lịch sử Việt Nam…Vậy thì những người dân, học sinh, sinh viên của các nước ấy có phản ứng gay gắt như cách mà người dân Việt Nam làm hay không ?...
Từ rất nhiều năm qua, tâm lý chung của nhiều người khi nhắc đến Trung Quốc và những “sản phẩm” được “nhập khẩu” vào Việt Nam đều được dùng với những từ ngữ rất thiếu thiện cảm, thậm chí là “cai nghiệt”. Dĩ nhiên, vấn đề trên hoàn toàn có cơ sở từ lịch sử dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay. Ở khía cạnh khác, vấn đề trên là một trong nhiều những sự việc với hình thức tương tự đã và đang diễn ra trong bối cảnh người dân trong nước kiên quyết chống đối những chính sách giữa Việt Nam và Trung Quốc. Chẳng hạn, đường Trần Phú tại thành phố Nha Trang tràn ngập các biển hiệu ghi chữ Trung Quốc, hay gần đây cộng đồng mạng lại “sôi sục” khi hình ảnh chiếc vé tàu cao tốc Cát Linh - Hà Đông có in chi chít chữ Trung Quốc trước chữ Việt Nam... Vì những lẽ đó, bìa sách SGK Lịch sử Lớp 7 của NXBGD Việt Nam có in hình Vạn Lý Trường Thành đã dấy lên những chỉ trích giận dữ.
Thật ra những người đưa thông tin này, không phải họ không hiểu, mà cố tình kích động sự “bày tàu” trong nhân dân, phải chăng đây chính là “màn hai cảnh một” sau sự kiện phản đối Quốc hội thông qua Luật đặc khu cho Trung Quốc thuê đất 99 năm vừa qua. Đây chính là hoạt động của những tay dân chủ “cuội”, làm theo sự chỉ dẫn của những tên “phản dân hại nước” chuyên kích động quần chúng, phá rối an ninh trật tự, suy cho cùng thì cũng chỉ để thêm chút “sữa” ngoại. Thật dễ dàng để nhận ra mục đích xấu xa, động cơ đê hèn của họ. Chúng ta không nên nghe theo lời bọn này, hãy bình tĩnh xem xét để có cái nhìn đúng đắn, toàn diện và khách quan về vấn đề, không mắc mưu bọn “đặt điều”, “bịa chuyện” vì mục đích mà họ muốn chẳng qua là “châm lửa đốt nhà” mà thôi! Dân trí thấp, sỉ diện lại quá cao, không ưa Tàu nhưng đem tâm lý cực đoan ra dò xét! Không biết nghĩ đến cái lớn, chỉ chú ý những thứ vụn vặt, thế này thì người Việt Nam bao giờ “mới lớn” ? Vấn đề trên cần được đưa ra xem xét, nhìn nhận thấu đáo, nếu không sẽ dẫn đến hệ lụy khôn lường.
Nói đến đây, tôi chợt nghĩ: “Không phải tự nhiên mà người ta nhắc đến Trung Quốc là nhắc đến Vạn Lý Trường Thành, cũng chẳng phải tự nhiên mà Unesco công nhận Vạn Lý Trường Thành là một trong bảy kỳ quan nhân tạo của thế giới”. Đó chính là sự kết tinh của một nền văn minh, là sự nổ lực của người Trung Quốc và được thế giới công nhận, vậy thì đặt nó phía dưới Khuê Văn Các trong sách SGK Lịch sử Việt Nam thì quả là xứng đáng lắm, có vấn đề gì mà phải tranh luận, bàn cải nữa!
Khuân Thu Sĩ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét