Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

Anh Cảnh sát giao thông!

Việt Nam chúng ta là một trong những quốc gia có hệ thống giao thông
phức tạp, thành phần tham gia lưu thông đa dạng. Bên cạnh những người chấp hành nghiêm pháp luật khi tham gia giao thông thì cũng không ít trường hợp thiếu ý thức. Thế nhưng khi bị xử lý thì họ lại tỏ ra không đồng tình thậm chí có thái độ chống đối với những người thi hành công vụ. Vì thế, đây là một trong những vấn đề cần được giải quyết triệt để nhằm đưa hệ thống giao thông Việt Nam vào khuôn khổ và thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật.
Để làm được điều này, thực tiễn chúng ta thấy lực Cảnh sát giao thông đã phải rất khó khăn và gian khổ, họ đã cống hiến ngày đêm cho công việc, không quãng gian lao, nắng, gió, mưa, bụi để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Tích cực là vậy, nhưng bên cạnh đó cũng có những trường hợp chưa đủ “bản lĩnh”, bị cám dỗ bởi sức hút của đồng tiền đã trở nên tha hóa, biến chất. Tuy nhiên, cái tiêu cực ấy không phổ biến, đã và đang bị loại bỏ, triệt tiêu khỏi cơ quan thực thi pháp luật trên lĩnh vực giao thông. Chúng ta phải nhìn nhận khách quan như thế!
này đòi hỏi lực lượng cán bộ, chiến sĩ Công an giao thông phải “thật bản lĩnh”, xử lý thật nghiêm đối với những trường hợp vi phạm.
Thật đáng buồn khi nhiều người chỉ biết nhìn nhận một cách phiến diện khi nhắc đến các chiến sĩ Công an giao thông. Họ luôn tỏ ra bức xúc và không có thiện cảm, họ nghĩ về người Công an giao thông kèm với hình tượng tiêu cực, họ dùng những ngôn từ “xấu xa” nhất để nói về những người Cảnh sát giao thông. Thế nhưng, liệu họ có bao giờ chịu nghĩ rằng những tiêu cực đó chỉ là vấn đề nhất thời, xảy ra ở một số nơi và không phải bất cứ người Cảnh sát giao thông nào cũng thế, tiêu cực đó chỉ xảy ra ở một vài trường hợp cá biệt và những trường hợp đó đã đã bị xử lý, đào thải. Có bao giờ, những người luôn nói xấu về Công an giao thông chịu nhìn nhận vấn đề bao quát chưa, chẳng hạn như nếu giao thông không xử lý người có nồng độ cồn thì thử hỏi sau đó chuyện gì sẽ có thể xảy ra, liệu rằng tính mạng, sức khỏe của bản thân hay những người khác có được bảo đảm?
như là lực lượng với nhiều lổ hỏng, bắt người không vi phạm, thậm chí khi được hỏi có người còn nói lực lượng này là lực lượng nhận tiền để xoá bỏ vi phạm hay bắt người không vi phạm phải đóng phạt.
Nguyên nhân khách quan dẫn đến lối suy nghĩ này của nười dân một phần là do ở Việt Nam điều kiện kinh tế còn khó khăn, nhiều người phải sử dụng những chiếc xe đã mất giấy tờ, xe cũ làm lại nhiều lần, khiến xe bị thay đổi kết cấu theo hướng xấu dẫn đến vi phạm an toàn sử dụng xe. Những trường hợp như vậy thì phải bị xử phạt để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. .gười dân khi bị phạt lỗi này thường tức giận và trở nên không hài lòng đối với lực lượng đã bảo vệ cho chính họ. Hơn nữa hiện nay các bạn trẻ có sở thích “độ xe”, thay đổi kết cấu máy móc để tăng sức mạnh lên nhiều lần, sau đó là sử dụng xe cho mục đích đua xe trái phép, dĩ nhiên việc làm này là vi phạm pháp luật nghiêm trọng phải bị x”ử phạt nhưng đối với giới trẻ chưa nhận thức được mức độ nguy hiểm nên khi các chiến sĩ công an kiểm tra xử lý phần lớn đâm ra chán ghét và mất lòng tin, sau khi bị phạt các bạn trẻ luôn cảm thấy khó chịu và rất nhiều người sử dụng mạng xã hội làm phương tiện để trút giận, dần dần lối suy nghĩ “ghét” lực lượng công an giao thông trở thành một phong trào trong giới trẻ nói chung và giới “độ xe nói riêng, họ tạo những hình ảnh, câu nói hài hước đễ chế giễu như “cậu vàng”, “pikachu”…. Nguyên nhân khách quan là vậy nhưng nguyên nhân chủ quan vẫn không thể phủ nhận được là trong các cán bộ chiến sĩ công an giao thông có những thành phần sống sai lệt đạo đức, tác phong như lối sống ăn chơi buôn thả, thực thi pháp luật nhưng bản thân lại vi phạm pháp luật, nghiêm trọng hơn là nhận hối lộ từ người vi phạm, xử ép người không vi phạm nhằm trục lợi cá nhân, những cá nhân như vậy tạo điều kiện cho các thế lực chống phá sử dụng hình ảnh xấu để tuyên truyền hồng làm mất niềm tin của nhân dân, khiến cho người dân luôn cảm thấy lực lượng này không đán tin cậy. Từ đó hình thành thói quen “việc tốt thì không quan tâm, việc xấu thì chia sẽ khắp nơi”.
Việc mất lòng tin của nhân dân vào các chiến sĩ công an giao thông dẫn đến hậu quả vô cùng lớn và lâu dài, người có ác cảm sẽ không tôn trọng pháp luật, vi phạm thường xuyên gây mất an toàn cho cá nhân và xã hội. Mất lòng tin còn khiến các thế lực thù địch lợi dụng chia rẽ đoàn kết dân tộc, ngoài ra còn làm xấu hình ảnh của nước Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Là một người dân của nước Việt Nam chúng ta cần hiểu rõ các hành vi sai trái, không tiếp tay tuyên truyền cho các hành vi đó, tích cực chia sẽ những hình ảnh tốt của các cán bộ, chiến sĩ, công an giao thông.Đồng thời phê phán các hành vi nói xấu, chê bai, nếu nghiêm trọng phải báo ngay với cơ quan chức năng để họ đưa ra biện pháp xử lý thích đáng.
Hôm nay bạn ra đường có thể thấy khó chịu vì những quy định giao thông mà các chiến sĩ đang thực hiện nhưng nếu ngày mai bạn ra đường mà không có những con người này bạn sẽ thấy xã hội rối loạn và mất an toàn như thế nào. Một lần nữa xin mọi người hãy tôn trọng và thấu hiểu hơn cho những người phải đứng dưới mưa dưới nắng, không ngại nguy hiểm trong những cuộc truy bắt để giúp cho đường xá Việt Nam trở nên an toàn hơn và cuộc sống nhà nhà, người người yên ổn và hạnh phúc hơn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét