Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2023

Âm mưu xuyên tạc sách trắng “tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam”

Nhiều năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, công tác tôn giáo đã đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, trong đó có thành tựu bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Điều này đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong xây dựng các chủ trương, chính sách, pháp luật phù hợp với công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết.
Nhằm cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, ngày 18/11/2016, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ngày. Đến ngày ngày 30/12/2017, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Để chính sách tôn giáo phù hợp với đời sống thực tiễn hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam trong từng giai đoạn, ngày 10/01/2018, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 18-CT/TW về “Công tác tôn giáo trong tình hình mới”. Để giúp độc giả trong và ngoài nước, những người quan tâm hiểu rõ và đầy đủ về chính sách tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam, ngày 09/3/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông và Ban Tôn giáo Chính phủ đã ra mắt Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam”.
Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” dài 132 trang, bao gồm 3 chương với các nội dung chính: Giới thiệu thông tin cơ bản về tôn giáo ở Việt Nam; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo trong thời kỳ đổi mới; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo quy định trong Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam; những quy định về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; thành tựu, thách thức và ưu tiên của Việt Nam trong đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Bên cạnh đó, sách cũng giới thiều những hình ảnh nổi bật về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam… Qua đó khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam về tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo.
Tuy nhiên, từ sau khi Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” được ra mắt, một số đối tượng cực đoan, chống đối trong tổ chức liên tôn giáo bất hợp pháp với tên gọi “Hội đồng Liên tôn Việt Nam” như: Thích Vĩnh Phước (một thành viên thuộc tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất); linh mục Đinh Hữu Thoại (thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam); Lê Quang Hiển (thuộc tổ chức Phật giáo Hòa Hảo thuần túy)… đã có những bài viết, bình luận sai trái, đánh giá một cách tiêu cực về Sách trắng. Bên cạnh đó, các đối tượng này thường xuyên lợi dụng vấn đề tôn giáo, những sơ hở thiếu sót của các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện chính sách để thông tin sai lệch, xuyên tạc về tình hình bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; kích động, khai thác triệt để những chức sắc có tư tưởng cực đoan. Thông một số vụ việc nổi cộm liên quan đến lĩnh vực tôn giáo, các thế lực thù địch, phản động đã lồng ghép yếu tố chính trị, kích động người dân bất hợp tác với chính quyền, tham gia biểu tình, gây ra điểm nóng tôn giáo, vu cáo Nhà nước ta đàn áp tôn giáo, ngăn cấm xây sửa cơ sở thờ tự, cản trở hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của các chức sắc, chức việc, nhà tu hành,... Ở nước ngoài, các trang báo điện tử như VOA, RFI, RFA… đẩy mạnh các hoạt động chống phá thông qua việc phỏng vấn số đối tượng cực đoan trong tôn giáo để xuyên tạc tình hình tôn giáo tại việt Nam; đăng tin, bài vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, đàn áp tự do tôn giáo qua đó kích động nhân dân mà trước hết là tín đồ tôn giáo đấu tranh “đòi tự do tôn giáo”, “tự do nhân quyền”; viết thư ngỏ kêu gọi các tổ chức chính trị, cá nhân trong và ngoài nước lên tiếng can thiệp.
Nếu như thực sự khách quan thì phóng viên của VOA, RFI, RFA, BBC… cần dẫn chứng thêm những nhận định, quan điểm của những vị lãnh đạo trong các tổ chức giáo hội đã được Nhà nước ta công nhận tư cách pháp nhân, họ mới chính là người đại diện cho giáo hội, cho lợi ích của đại đa số chức sắc, tín đồ trong các tôn giáo Việt Nam. Thế nhưng, bấy lâu nay, khi lấy thông tin đánh giá, các trang thông tin báo chí nói trên luôn phớt lờ và bỏ qua thực tế này và một mực trung thành với quan điểm của các đối tượng chống phá, nhất là số đối tượng cực đoan, các đối tượng hoạt động trong các tôn giáo bất hôp pháp. Do đó, một lần nữa cần khẳng định, việc phê phán Sách trắng Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam là một chiêu trò nhằm chính trị hóa, quốc tế hóa vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hòng phủ nhận những thành quả từ những chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong việc đảm bảo quyền tự do tôn giáo cho người dân.
Thực tế này đòi hỏi mọi người dân cần tỉnh táo nhận diện, kiên quyết đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, âm mưu gây bất ổn xã hội, chống phá chế độ. Song song với đó, các bộ, ban, ngành liên quan cần tiếp tục thực hiện tốt các chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Trong đó, ưu tiên khai thác hiệu quả thế mạnh của truyền thông trên các nền tảng số để cung cấp thông tin minh bạch đến người dân nói chung, tín đồ các tôn giáo nói chung trong nước và quốc tế về các nỗ lực và thành tựu bảo đảm quyền con người của Nhà nước ta.
An Tây - Tổng hợp[1]


[1] Tài liệu tham khảo:

- Hoàng Thu - Hà Nhân, Bài viết “Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam”, Bài viết đăng trên báo Nhân dân.

- Pham Duy, Bài viết “Lại những đánh giá sai lệch về Sách trắng Tôn giáo ở Việt Nam”, Bài viết đăng trên Báo công an nhân dân. 

 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét