Thứ Bảy, 3 tháng 6, 2023

Nhân quyền không thể cao hơn chủ quyền quốc gia

Thời gian gần đây, mạng xã hội lan truyền hình ảnh bộ đồng xu 2 đôla Úc kỷ niệm 50 năm ngày Úc rút quân khỏi miền nam Việt Nam. Tuy nhiên, điều đáng nói là trong dải cuống huy bao quanh hình trực thăng UH-1 (loại máy bay trực thăng do hãng Bell nghiên cứu và sản xuất từng đưa vào sử dụng trong chiến tranh Việt Nam) có hình “cờ vàng”. Bộ vật phẩm này do Công ty Royal Australia Mint và Bưu chính Úc sản xuất, chia thành hai loại. Phiên bản giới hạn gồm 5.000 bộ, được mạ vàng và bán với giá 80 đôla Úc. Phiên bản thường có 80.000 bộ mạ bạc, giá 15 đôla Úc.
Trước sự việc đó, ngày 04/5/2023 Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chính thức lên tiếng “lấy làm tiếc và kiên quyết phản đốihành động của Công ty Royal Australia Mint và Bưu chính Úc. Công ty Royal Australia Mint và Bưu chính Úc đã phát hành các vật phẩm với hình ảnh “cờ vàng”, cờ của một chế độ đã không còn tồn tại. Việc này hoàn toàn không phù hợp với xu thế phát triển tốt đẹp của quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Úc”. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao đổi với phía Úc và đề nghị “có hình thức dừng lưu hành các vật phẩm này và không để xảy ra những sự việc tương tự trong tương lai”. Việt Nam và Úc thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 26/2/1973, gần một tháng sau khi Hiệp định Paris được ký kết. Hai nước thiết lập Đối tác toàn diện năm 2009 và nâng lên Đối tác chiến lược vào năm 2018. Trong chuyến thăm Việt Nam đầu tháng 4/2023 của Toàn quyền Úc David Hurley, hai bên nhất trí trao đổi về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vào thời điểm phù hợp.
Trở lại với sự việc trên thì các thế lực thù địch lại càng thích thú vì chúng tìm được chủ đề “nóng”, khơi gợi lại quá khứ của lịch sử mà hội bàn, phát tán thông tin xuyên tạc, nói xấu: “Đồng tiền lưu niệm hai đô la Úc có in hình cờ vàng ba sọc đỏ khiến chính quyền Việt Nam không vui và đề nghị dừng lưu hành”; chúng cho rằng Bộ Ngoại Giao Việt Nam phản ứng “thái hóa”: “Quan hệ Việt - Úc có bị “sứt mẻ” sau vụ đồng tiền Úc với hình cờ vàng VNCH?”.
Hiện nay, một số thế lực thù địch phản động đã bất chấp sự thật lịch sử, không chấp nhận thất bại trước ý chí độc lập, tự chủ kiên cường của dân tộc Việt Nam, trước tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” của nhân dân Việt nam đã mưu toan dùng hình tượng cờ ba sọc để phục dựng lại cái hình ảnh ngụy quyền Sài Gòn đã tan rã. Chúng nên biết rằng không phải ngẫu nhiên mà người dân Việt Nam vẫn gọi lá cờ vàng ba sọc là “cờ ba que” mà đó là hàm ý khinh bỉ của người dân Việt Nam khi sử dụng hàm ý của câu tục ngữ “ba que xỏ lá”, lấy từ di sản văn hóa dân gian Việt nam.
Trong cuộc chiến tranh xâm ược Việt Nam do đế quốc Mỹ phát động, ngoài hơn 50 vạn quân Mỹ và hàng triệu quân ngụy Sài Gòn còn có nhiều quân đội các nước chư hầu của Mỹ tham gia. Trong đó, Úc đóng góp đủ “đại diện” của 3 quân-binh chủng gồm 1 trung đoàn bộ binh, 1 tàu khu trục và 1 phi đội máy bay với tổng quân số thường trực là 7.000 người. Tổng số quân nhân Australia từng tham chiến ở Việt Nam là hơn 60.000 lượt người. Quân đội Úc có mặt ở miền Nam Việt Nam từ tháng 9/1964, rất sớm chỉ sau quân đội Mỹ. Đội quân này rút khỏi miền Nam cuối tháng 12/1972, sát trước thời điểm Hiệp định Paris 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết.
Trong lịch sử thì Úc đã nợ người dân Việt Nam, đã đưa quân giày xéo trên đất nước Việt Nam, khi hòa bình thì Việt Nam đã gác lại quá khứ hướng đến tương lai, hợp tác với Úc, thì Úc cũng nên cam kết điều đó và đừng khơi gợi thêm nỗi đau trong lịch sử bằng những hình tượng vô tri. Những hình tượng để bọn phản cách mạng lấy cớ “nhăn tới nhăn lui” đòi trở lại “quyền được làm tai sai để áp bức nhân dân mình”.
Bộ Ngoại giao chúng ta đã kịp thời và có lý do hoàn toàn chính đáng để đưa ra lời cảnh báo đối với phía Úc mà không cần lo ngại đến quan hệ với đối tác bởi một nguyên tắc bất di bất dịch là “Nhân quyền không thể cao hơn chủ quyền quốc gia”. Do đó bọn “cờ vàng ba que” cứ chờ, cứ đợi để đến lúc “cờ rụng mà lấy que chống gậy” lo mà chống lại cái “tuổi già đang hiện hữu, phải sống lưu vong nơi đất khách quê người trong sự nhục nhã”./.

Anh Bảy

0 nhận xét:

Đăng nhận xét