Theo thống kê năm 2003 cả nước có 6 tôn giáo 15 tổ chức, với 17 triệu tín đồ, khoảng 20 nghìn cơ sở thờ tự; 34 nghìn chức sắc, 78 nghìn chức việc. Đến năm 2022, Nhà nước ta đã công nhận 43 tổ chức, thuộc 16 tôn giáo khác nhau, với khoảng 27 triệu tín đồ, trên 53 nghìn chức sắc, khoảng 135 nghìn chức việc; hơn 29 nghìn cơ sở thờ tự… Hằng năm có hơn 8.000 lễ hội về tín ngưỡng, tôn giáo, với hàng vạn tín đồ tham gia và trong 10 năm thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã cấp hàng trăm ha đất để xây dựng cơ sở thờ tự tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đắk Lắk, Đà Nẵng, Quảng Trị… Đó là bằng chứng sinh động trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và là nguyên tắc nhất quán xuyên suốt của Đảng, Nhà nước Việt Nam, thể hiện đầy đủ bản chất Nhà nước dân chủ, pháp quyền.
Chính sách nhất quán của Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền con người cũng như quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Điều này được quy định rõ trong các bản Hiến pháp từ năm 1946 đến Hiến pháp sửa đổi năm 2013, thể hiện quan điểm xuyên suốt nhất quán của Đảng, Nhà nước ta về công tác tôn giáo. Đảng ta khẳng định: tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng với dân tộc, đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc là yêu cầu quan trọng của quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Điều 25, Hiến pháp năm 2013 khẳng định:
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật”.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Nơi thờ tự của tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được cụ thể hóa trên nguyên tắc hiến định về các quan điểm của Đảng hiện thực trong thực tiễn, đạt mục tiêu cao nhất phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đáp ứng, giải quyết nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của mọi người.
Trong 20 năm qua, Nhà nước ta ban hành hơn 30 văn bản pháp quy quy định về các hoạt động, tín ngưỡng, tôn giáo, sửa đổi các điều Luật quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân để bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của nhân dân ngay trong thực tiễn, trong từng giai đoạn phát triển của đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới từ 1990 đến nay như: Nghị quyết số 25/NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác tôn giáo trong tình hình mới; Pháp lệnh 21/2004/PL-UBTVQH11 “Quy định về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo”; Nghị định số 22/2005/NĐ-CP, ngày 1/3/2005 “Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Chỉ thị 1940/CT-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về nhà đất liên quan tôn giáo… Gần đây nhất, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017, quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần XIII, Đảng ta khẳng định “Vận động, đoàn kết, tập hợp các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống “tốt đời đẹp đạo”, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo đảm cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo quy định của pháp luật và Hiến chương, điều lệ được Nhà nước công nhận…”.
Việc thể chế chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước, đã khẳng định vai trò của Nhà nước pháp quyền luôn tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, với mục tiêu “Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân”, Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong đời sống xã hội, tôn trọng và bảo đảm quyền công dân, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được xác định là quyền cơ bản của mọi người “không ban ơn-xin cho”, các tôn giáo và những người có tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, Nhà nước không thiên vị một tôn giáo nào về mặt pháp luật, điều đó thể tính nghiêm túc trong việc chấp pháp.
Thực tế, những chủ trương, chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo không những khẳng định ở Hiến pháp, pháp luật mà còn được thể hiện sinh động trong cuộc sống hằng ngày, vì đây là một trong những quyền cơ bản của người dân. Hầu hết các tổ chức tôn giáo đều có xu hướng đồng hành cùng dân tộc, đồng thời là nhân tố bồi đắp, gìn giữ văn hóa Việt Nam ngày càng đa dạng, phong phú, xây dựng đường hướng hành đạo, gắn bó với dân tộc như: “Hộ quốc an dân” của Phật giáo; “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc” của Công giáo “Sống phúc âm phụng sự Thiên chúa, phụng sự Tổ quốc và dân tộc” của Tin lành; hoặc “ Nước vinh đạo sáng” của Cao Đài,.... Những đường hướng này phù hợp giáo lý, truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Bênh cạnh đó, việc đảm bảo quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo cho người dân trong những năm qua đã được các cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi. Nhiều lễ hội tôn giáo lớn ở Việt Nam đã được tổ chức như Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc vào các năm 2008, 2014; Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo thế giới vào năm 2010 và kể từ năm 2011, Vatican đã cử đại diện không thường trú tại Việt Nam và đặc phái viên không thường trú này đã thực hiện nhiều chuyến thăm tới hầu hết các tỉnh thành ở Việt Nam. Tại các diễn đàn song phương, đa phương các tổ chức tôn giáo Việt Nam đã thể hiện rõ tinh thần yêu chuộng hòa bình và lòng tự hào dân tộc, tích cực ủng hộ và đóng góp sáng kiến vào các tuyên bố chung, góp phần xây dựng thế giới hòa bình, giảm xung đột, bạo lực và chiến tranh vì lý do tôn giáo, sắc tộc đồng thời vận động các tôn giáo đồng đạo trên thế giới ủng hộ Việt Nam xây dựng phát triển đất nước, khẳng định truyền thống đoàn kết, yêu nước của đồng bào tôn giáo luôn được vun bồi, phát huy và tỏa sáng trong lòng dân tộc Việt Nam.
Có thể khẳng định, thành tựu về thực hiện chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và thực tiễn đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam ngày càng sôi động đã củng cố niềm tin của chức sắc, tôn giáo và đồng bào có đạo với Đảng, Nhà nước ta, tăng cường khối đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, phát huy dân chủ ở cơ sở, tạo không khí phấn khởi tin tưởng trong các tầng lớp nhân dân nói chung và chức sắc tôn giáo và đồng bào có đạo nói riêng, phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết thực hiện thắng lợi nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Hòa chung với sự hội nhập quốc tế sâu rộng và sự phát triển mọi mặt của đất nước, hoạt động tôn giáo ở Việt Nam ngày càng sôi động, những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tôn giáo ngày càng cởi mở hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các hoạt động tôn giáo, tăng cường khối đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, phát huy dân chủ ở cơ sở, tạo không khí phấn khởi, tin tưởng trong các tầng lớp nhân dân nói chung và chức sắc tôn giáo và đồng bào có đạo nói riêng, phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết thực hiện thắng lợi nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Qua đó cho thấy, việc Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi đặc biệt về quyền tự do tôn giáo là dựa trên những đánh giá thiếu khách quan cũng như các thông tin không chính xác về tình hình tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam./.
An Tây - Tổng hợp
0 nhận xét:
Đăng nhận xét