Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội trong thời gian qua là điều kiện để lan truyền, tạo điều kiện mở rộng dân chủ. Thế nhưng không ít tổ chức, cá nhân lợi dụng vấn đề này để tung tin thất thiệt, bình luận (coment) vu khống, xúc phạm bằng cách bịa đặt tình tiết về các vụ việc, vụ án nhằm câu view, câu like, hướng lái dư luận vào mục đích xấu, kiếm tiền từ trên mạng… nhiều người gọi đây là “bình luận bẩn” hay “coment bẩn”.
Mới đây ngày 13/6/2023, Báo Thanh niên vừa đưa tin một người đàn ông ở tỉnh Quãng Nam vừa bị xử phạt vi phạm hành chính số tiền 5,5 triệu đồng vì đưa thông tin xuyên tạc, vu khống liên quan đến vụ tấn công trụ sở Công an ở ĐắcLắck. Được biết trước đó vào khoảng 11 giờ ngày 11/6/2023, ông T.R (38 tuổi ngụ tại TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam) sử dụng tài khoản Facebook cá nhân chia sẻ thông tin về vụ nhóm người tấn công trụ sở Công an ở ĐắcLắck kèm nội dung bình luận sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức. Ban đầu, khi nghe các câu, từ bình luận, những người ít thông tin sẽ tưởng “những anh hùng bàn phím” có “những nguồn thông tin” đáng tin cậy. Nhưng thật chất những thông tin này là chia sẻ, cóp nhặt trên mạng, kết hợp với những bình luận bạt mạng, vô căn cứ, hoàn toàn theo ý chủ quan thậm chí là bịa đặt thêm thắt các chi tiết, nhân vật, hòng làm cho câu chuyện thêm ly kỳ, mục đích cuối cùng là để làm cho trang của mình có thêm nhiều người quan tâm, theo dõi. Mà điều tai hại là sự bịa đặc này được phát đi, phát lại kiểu “mưa dầm thấm sâu”, khiến cho người xem chuyển từ phân vấn đến nghi ngờ, rồi tin tưởng vào những điều không có thật.
Trên thực tế bình luận bẩn có khá nhiều dạng. (1) Dạng dễ nhận thấy nhất là những comment tục tĩu, dạng này thường là những lời nói bậy bạ, vô văn hóa, văng tục, chửi thề, song thường thì câu từ không có nhiều ý nghĩa cụ thể mà chỉ nhằm mục đích a dua phá hoại. (2) Dạng “comment bẩn” thứ hai tinh vi hơn, dễ lọt lưới kiểm soát hơn vì nhìn thoáng qua tưởng chừng vô hại. Những kẻ thường xuyên tung “comment bẩn” dạng này bỏ thời gian để theo dõi xem những người còn lại trong diễn đàn đang nói về điều gì để bắt lỗi, chất vấn... những bình luận này thường gay gắt hơn mức bình thường. (3) Dạng “comment bẩn” thứ ba là những comment do chính “chủ thớt” nêu ra để làm chủ đề bàn luận cho cư dân mạng tham gia hoặc mượn một chủ đề nào đó và đưa ra nhận xét, bình phẩm, đánh giá của mình, từ đó lôi kéo, kích động người khác cùng bình luận nhằm đạt được ý đồ. Dạng “comment bẩn” này thường được dựng lên có chủ đích rõ ràng, có thể vì mục đích chính trị, kinh tế, xã hội...
Dù ở hình thức nào, “bình luận bẩn” cũng không nên tồn tại, càng không được có hành vi nhân danh tự do ngôn luận để cho mình có quyền bình luận bẩn trên mạng xã hội. Bỡi lẽ tự do ngôn luận phải được thực hiện trong khuôn khổ của Hiếp pháp, và các quy định của pháp luật Việt Nam. Khung pháp luật của Nhà nước Việt Nam về quyền tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin của công dân là cơ bản đầy đủ, đồng bộ, hoàn toàn tương thích với luật quốc tế về quyền con người; tôn trọng và đảm bảo quyền con người nói chung, quyền tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin nói riêng. Song với đó, pháp luật hiện hành không chỉ buộc người viết bình luận bẩn chịu trách nhiệm mà người có trang thông tin cá nhân chứa bình luận bẩn cũng phải chịu trách nhiệm. Do vậy trước khi gõ bàn phím, tự thân chúng ta cần phải cân nhắc mỗi dòng bình luận, bởi những dòng bình luận bẩn có thể là chiếc thòng lọng trên cổ ai đó nhưng cũng có thể là chiếc còng đưa chính chúng ta vào vòng lao lý.
Do đó, khi tham gia mạng xã hội, chúng ta nên lan tỏa những thông tin, hình ảnh tốt đẹ, phê phán những thói xấu, biểu hiện lệch lạc, hướng tới thông điệp nhân văn, xây dựng văn hóa ứng xử trên mạng xã hội thanh lịch, văn minh. Đồng thời, cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, không sử dụng ngôn ngữ lai căng, tục tĩu, có tính bạo lực; chỉ đăng, phát thông tin rõ nguồn gốc, đã được kiểm chứng. Đặc biệt, không được lập nhóm, hội để nói xấu, bôi nhọ, xúc phạm người khác hoặc công kích lẫn nhau; không “vào hùa” theo đám đông khi chưa hiểu rõ về vụ việc hoặc không có căn cứ. Trong quá trình đăng tải các thông tin, các cư dân mạng không đăng những thông tin bịa đặt, thông tin vi phạm pháp luật; không sử dụng những ứng dụng không rõ nguồn gốc để tránh bị làm phiền bởi các tin rác hay bị lấy cắp thông tin tài khoản. Các “cư dân mạng” cần nắm rõ và tuân thủ các quy định của Luật An ninh mạng. Trên cơ sở đó, mỗi người cần biến tài khoản mạng xã hội của mình thành một kênh thông tin lành mạnh và thực hiện truyền thông xã hội trên tinh thần trách nhiệm cộng đồng, kịp thời phát hiện, góp ý, phê bình, phản bác... những thông tin phản động, độc hại trên mạng xã hội.Bên cạnh đó, mỗi “cư dân mạng” cần trang bị các kỹ năng tự bảo vệ thông tin cá nhân, cách thức chắt lọc, tiếp nhận thông tin. Việc người dùng nâng cao “sức đề kháng”, trang bị hiểu biết về pháp luật, bộ lọc văn hóa tốt, ứng xử văn minh trong tranh luận, phản biện, có năng lực về tin tức, đánh giá được độ tin cậy của thông tin trên mạng xã hội là rất quan trọng. Có như vậy, việc khai thác, sử dụng mạng xã hội mới hiệu quả, thiết thực và lành mạnh, người dùng mới có thể bảo vệ những giá trị của bản thân, của cộng đồng và dân tộc.
An Tây - Tổng hợp
0 nhận xét:
Đăng nhận xét