Thứ Bảy, 17 tháng 6, 2023

“TREND” - TƯỞNG KHÔNG HẠI MÀ HẠI KHÔNG TƯỞNG

Theo Tiếng Anh định nghĩa của “trend” chính là xu hướng. Bắt “trend” có thể hiểu là việc đi theo hướng của một vấn đề, một sự việc. Thời gian qua trên các nền tảng mạng xã hội xuất hiện nhiều “trend” không chỉ được các bạn trẻ đón nhận mà thu hút mọi lứa tuổi thực hiện, từ ẩm thực, văn hóa cho đến nghệ thuật,… Bên cạnh những “trend” giải trí, hướng con người đến cuộc sống tích cực, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam thì cũng không ít “trend” chứa đựng những nội dung nhảm nhí, lố lăng, dung tục không phù hợp với truyền thống văn háo và con người Việt Nam.
Lượm vốn là bài thơ xuất hiện trong chương trình Ngữ văn cấp 2, nhận được nhiều tình cảm yêu mến từ người đọc. Thông qua đó, nhà thơ Tố Hữu phác họa hình ảnh các em bé thiếu niên làm công tác liên lạc trong thời chiến. Tuy nhiên, đoạn rap chế lời do “2see” thực hiện và “DJ FWIN” phối nhạc đã biến tấu nội dung bài thơ mất đi tinh thần gốc ban đầu. Bản rap này hiện được dùng làm nhạc nền cho đủ kiểu video trên TikTok và cả Facebook. Phổ biến nhất là video ghi cảnh các học sinh đứng lên bàn ghế, thậm chí bàn giáo viên để tạo dáng. Trong nhiều video khác, là các cô gái mặc áo dài với tư thế khá nhạy cảm; người khác lại ghép bài nhạc với video mặc bikini… Qua những video này, hình tượng nhân vật bị xuyên tạc cùng với cách dùng từ khá phản cảm, xáo rỗng dễ tạo hiệu ứng tiếp cận sai lệch khi nhắc về hình ảnh chú bé loắt choắt…
Được biết trước đây, ca khúc Thương quá Việt Nam của nhạc sỹ Nguyễn Thế Mỹ cũng bị Vanh Leg chế lời, đăng trên YouTube với nội dung biến tướng, thô thiển, dung tục hay đoạn nhạc chế có nội dung sai lệnh từ các nhân vật trong truyện tranh nổi tiếng Doraemon do Lê Dương Bảo Lâm thể hiện ở chương trình Sàn đấu ca từ cũng lan truyền trên mạng xã hội, đặc biệt trở thành “trend” trên TikTok và được nhiều người bắt “trend”. Có thể thấy thời gian gần đây, trên các nền tảng mạng xã hội nhất là TikTok đã xuất hiện hàng loạt những ca khúc có giai điệu, lời bài hát chói tai, không chú trọng việc mang lại giá trị cho người nghe, những phân khúc thời lượng ngắn dễ trở nên thịnh hành dù ca từ sáo rỗng và thiếu chuẩn mực. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến bộ phận giới trẻ khi thường xuyên tiếp xúc với văn hóa độc hại này.
Các nền tảng mạng xã hội có vai trò trong việc đưa những ca khúc hoặc ca sĩ tài năng nhưng ít được chú ý ra ánh sáng. Tuy nhiên, chúng cũng tồn tại mặt trái và vấn đề nổi cộm nhất chính là sự tràn lan của nhạc rác, đặc biệt những bản nhạc chế từ văn, thơ hay truyện tranh nổi tiếng gắn liền với biết bao thế hệ khán giả mà bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu là một minh chứng. Không chỉ vậy, việc một bộ giới trẻ hiện nay không phân biệt đúng, sai mà bắt “trend” một cách vô tô vạ với nhiều mục đích khác nhau đã gây ra hệ quả khó lường từ nhận thức đến hành động, ứng xử văn hóa giao tiếp của một bộ phận giới trẻ hiện nay không chỉ trên mạng xã hội mà cả cuộc sống hàng này.
Cách đây không lâu, trong cuộc họp tại Bộ Thông tin và Truyền thông diễn ra vào ngày 06/4/2023, ông Lê Quang Tự Do - Cục Trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử cho biết để theo kịp thị hiếu của người dùng, TikTok đã sử dụng thuật toán phân phối nội dung tự động để tạo xu hướng - “trend” nhằm phát tán những nội dung giật tít, câu view, bất chấp đó là nội dung độc hại, phản cảm, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng và giới trẻ. Có những “trend” ở nước ngoài tạo thành xu hướng, khi lan vào Việt Nam, chúng tôi yêu cầu TikTok ngăn chặn, nhưng họ không thể, nên đã trở thành “trend” tại Việt Nam. Trong số đó, có những trào lưu nguy hiểm, ảnh hưởng tới tính mạng như “trend” đưa các em bé đút đầu vào ống cống, nhảy xuống đường chạm đầu vào xe tải... khiến nhiều trẻ nhỏ ở Việt Nam học theo. TikTok dường như bỏ qua, cảm thấy mình không có trách nhiệm ngăn chặn điều này. Cũng trong buổi họp này, Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ ra các sai phạm của Tiktok và khẳng định sẽ mạnh tay triển khai đồng bộ các giải pháp về pháp lý, kinh tế, kỹ thuật... để yêu cầu TikTok nói riêng, và các nền tảng xuyên biên giới nói chung, phải tuân thủ pháp luật Việt Nam.
Việc bắt “trend” hay không bắt “trend” là việc của mỗi người và cũng đừng để việc bắt “trend” của chúng ta đi ngược lại những giá trị tích cực mà xã hội đang gìn giữ, phát triển./.
An Tây - Tổng hợp

0 nhận xét:

Đăng nhận xét