Chủ Nhật, 11 tháng 6, 2023

Tính chất nghiêm minh và nhân vân của pháp luật Việt Nam

Sau 5 ngày xét xử và nghị án, chiều 21/4/2023, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án phạt 12 bị cáo trong vụ án thông thầu xảy ra tại Bệnh viện Tim Hà Nội về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Khoản 3, Điều 222 của Bộ luật Hình sự. Trong đó, bị cáo Nguyễn Quang Tuấn (sinh năm 1967) nguyên Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng mua sắm Bệnh viện tuyên án 3 năm tù. Đây là mức án vừa thể hiện tính nghiêm minh và nhân văn của pháp luật Việt Nam.
Theo cáo buộc, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội đã có chủ trương cho một số doanh nghiệp được ký gửi vật tư tại Bệnh viện Tim Hà Nội, để bệnh viện sử dụng trước, sau đó chỉ đạo cấp dưới hợp thức, hoàn thiện thủ tục cho doanh nghiệp trúng thầu để thanh toán. Hành vi trên diễn ra tại 9 gói thầu trong các năm 2016, 2017 giữa Bệnh viện Tim Hà Nội với 2 Công ty Kim Hòa Phát và Hoàng Nga, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 53,5 tỷ đồng.
Được biết trước đó trong phần luận tội, đại diện Viện kiểm sát đề nghị mức án 4-5 năm tù với ông Nguyễn Quang Tuấn về tội vi phạm các quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Đây là mức án thấp hơn so với khung hình phạt ông Tuấn bị truy tố từ 10-20 năm tù. Bản án sơ thẩm nêu rõ, hành vi phạm tội của các bị cáo đã xâm phạm đến hoạt động đấu thầu, gây không chỉ gây ảnh hưởng đến uy tín của ngành Y tế và hoạt động của Bệnh viện Tim Hà Nội mà còn làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan Nhà nước, gây dư luận xấu, làm giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước nên cần áp dụng hình phạt tù nghiêm khắc.
Tuy nhiên, trong quá trình thẩm vấn, không ít lần ông Tuấn khẳng định chỉ định thầu là sai nhưng “không còn cách nào khác” vì “trong tình thế cấp bách, bệnh viện có nguy cơ đóng cửa do thiếu vật tư”. Nói lời sau cùng trước khi tòa nghị án, ông Tuấn gửi lời xin lỗi đến hai bệnh viện mình từng làm giám đốc, xin giảm án cho các thuộc cấp của mình và mong các bác sĩ đồng nghiệp coi vụ án “là bài học đau xót” để tránh sai sót. Ông thừa nhận hành vi của mình là sai và khẳng định “hoàn toàn chịu trách nhiệm” trước pháp luật. Ông cũng nói thêm, chỉ mong được tòa xem xét, đánh giá nhân văn hơn nữa để ông có cơ hội trở về tiếp tục đóng góp cho công tác khám chữa bệnh, nhất là tim mạch, đóng góp cho nghiên cứu khoa học...
Xét về hoàn cảnh thực hiện hành vi phạm tội của bác sĩ Tuấn, Tòa đánh giá cựu giám đốc bệnh viện vi phạm quy định về đấu thầu trong bối cảnh ngành y tế gặp khó khăn về vật tư y tế do quy định đấu thầu còn nhiều bất cập. Quá trình giải quyết vụ án, ông Tuấn được đánh giá là thành khẩn, nộp số tiền hưởng lợi (10.000 USD mà ông Tuấn được Hoàng Nga “biếu” và 6 tỉ đồng tự nguyện khắc phục), có nhiều thành tích trong quá trình công tác (được tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương, Bằng khen cao quý; bản thân là giáo sư, từng là công dân thủ đô ưu tú, nguyên là Đại biểu quốc hội, đã cứu sống cho nhiều người và được nhân dân khen ngợi…). Xét thấy hành vi phạm tội của bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn không liên quan chuyên môn ngành y mà xảy ra trong công tác quản lý. Đặc biệt tại phiên tòa thể hiện sự ăn năn... Do đó Tòa tuyên án Bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn 3 năm tù và không bị cấm đảm nhiệm chức vụ hay cấm hành nghề sau khi chấp hành bản án, tạo điều kiện cho bị cáo sớm được trở về với cộng đồng để có thể đóng góp nhiều hơn nữa cho xã hội.
Tục ngữ có câu “Đánh kẻ chạy đi, chứ không ai đánh người chạy lại”. Bản án 3 năm tù cho thấy luật pháp Việt Nam luôn nghiêm minh đối với những hành phạm tội và thiếu tu dưỡng, rèn luyện của ông và cũng hết sức nhân văn khi không cấm ông đảm nhiệm chức vụ và hành nghề sau thời gian thụ án. Trường hợp của ông là đúng nhận, sai xử (đúng được ghi nhận, sai bị xử lý) và sai sửa, đúng làm (sửa bản thân mình và được sống bằng tài năng của ông sau này). Mong rằng hình ảnh ông Tuấn “tim” sớm tái xuất cứu người trong một tương lai không xa./.

An Tây - Tổng hợp.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét